Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Lan Lê

Trình tự làm bài văn biểu cảm về tác phẩm thơ

help me

Vũ Minh Tuấn
2 tháng 3 2020 lúc 13:34
- Các bước làm một bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học: B.1. Phần chuẩn bị: – Đọc bài văn, bài thơ …một vài lần, rút ra ấn tượng ban đầu. Đọc lần nữa để để phát hiện ra giọng điệu, chủ đề, những tư tưởng, tình cảm cao đẹp, ngôn ngữ nghệ thuật… mà tác giả đã diễn tả rất hay, gây cho mình nhiều ấn tượng. – Gạch chân, đánh dấu các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh, các câu thơ, câu văn hay nhất mà mình yêu thích nhất. – Làm dàn bài, dựng đoạn. – Viết bài và chỉnh sửa. B.2. Bố cục bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học: * Phần mở đầu: Có thể giới thiệu một vài nét về tác phẩm; nêu lên ấn tượng sâu sắc nhất, khái quát nhất của mình khi đọc, khi xem tác phẩm ấy. Mở bài hay nhất được hai yêu cầu: Tính khái quát và tính định hướng. * Phần thân bài: lần lượt nêu lên những cảm nghĩ của riêng mình về những khía cạnh của tác phẩm. Không lan man dàn đều mà nên xoáy sâu vào các trọng tâm, trọng điểm. Phải đi từ “a” qua “b,c”…. nhớ liên kết đoạn. * Phần kết bài: Nêu lên cảm nghĩ chung, có thể đánh giá và liên hệ. Tránh dài dòng, trùng lặp và đơn điệu. B.3- Thao tác cơ bản: Phát biểu cảm nghĩ không thể nói chung chung mà phải rất cụ thể, phải chỉ ra được yêu thích, thú vị ở chỗ nào. Nghĩa là phải phân tích và trích dẫn. Vì vậy, phân tích và trích dẫn là thao tác cơ bản nhất lúc phát biểu cảm nghĩ. Có lúc phải khen, chê. Khen, chê chính là phải viết lời bình. Khen, chê trên cơ sở yếu tố nghệ thuật chứ không phải tùy tiện. Giáo viên qua các bài giảng cụ thể, qua việc hướng dẫn đọc sách… sẽ giúp các em dần bình văn, biến thành kĩ năng, kĩ xảo. Lúc nào viết được lời bình hay, sâu sắc thì bài phát biểu cảm nghĩ mới thực sự mang vẻ đẹp trí tuệ. Có lúc phải biết liên tưởng, so sánh. Từ hiện tượng này mà nghĩ, mà nhớ đến hiện tượng văn học khác. Có thể liên tưởng, so sánh về hình ảnh, chi tiết nghệ thuật, sử dụng từ, biện pháp tu từ, hình tượng nhân vật… trong cùng một tác giả hoặc giữa các tác giả có mối liên hệ với nhau. Khi học sinh phát biểu cảm nghĩ về cụm từ “ta với ta” trong bài thơ “ Qua Đèo Ngang” ( Bà huyện Thanh Quan” thì có thể so sánh tới cụm từ “ ta với ta” trong tác phẩm “ Bạn đến chơi nhà” ( Nguyễn Khuyến ). Hoặc phát biểu cảm nghĩ về âm thanh tiếng suối trong bài thơ “ Cảnh khuya” ( Hồ Chí Minh) thì nên so sánh với âm thanh tiếng suối của bài thơ “ Bài ca Côn Sơn” ( Nguyễn Trãi). Từ việc so sánh này để người đọc thấy được cái hay của mỗi tác phẩm. Viết lời bình, liên tưởng, so sánh là thao tác nên có. Với bài văn thi học sinh giỏi phải được coi trọng thao tác bình, liên tưởng, so sánh.

Chúc bạn học tốt!

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Trần Thị Ánh Nguyệt
Xem chi tiết
Trần Đức Trình
Xem chi tiết
Lili
Xem chi tiết
Linh Sun
Xem chi tiết
𝑻𝒓𝑲𝒂𝒕𝒉𝒚𝒚
Xem chi tiết
𝑻𝒓𝑲𝒂𝒕𝒉𝒚𝒚
Xem chi tiết
𝑻𝒓𝑲𝒂𝒕𝒉𝒚𝒚
Xem chi tiết
Lili
Xem chi tiết
_๖ۣۜMuối_
Xem chi tiết