* Đời sống vật chất:
- Ăn: Nguồn lương thực chính là thóc gạo (gạo nếp và gạo tẻ), ngoài ra còn có khoai, sắn. Thức ăn có các loại cá, thịt, rau, củ.
- Ở: Tập quán ở nhà sàn.
- Mặc: Nữ mặc áo, váy. Nam đóng khố.
* Đời sống tinh thần:
- Tín ngưỡng:
+ Sùng bái tự nhiên (thờ thần Mặt Trời, thần Sông, thần Núi và tục phồn thực).
+ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, sùng kính các anh hùng, người có công với làng nước là nét đặc sắc của người Việt cổ.
- Dần dần hình thành một số tục lệ: cưới xin, ma chay. Lễ hội khá phổ biến, nhất là hội mùa.
- Có tập quán nhuộm răng đen, nhai trầu, xăm mình; cả nam lẫn nữ đều thích đeo đồ trang sức.
* Nhận xét :Cư dân Văn Lang - Âu Lạc có đời sống vật chất và tinh thần khá phong phú.
* Ý nghĩa :Đời sống vật chất và tinh thần đặc sắc nói trên đã hòa quyện nhau lại trong con người Lạc Việt đương thời, tạo nên tình cảm cộng đồng sâu sắc.
* Đời sống vật chất:
- Ở: nhà sàn mái cong làm bằng gỗ, tre, nứa, lá.
- Ăn: thức ăn chính là cơm nếp, cơm tẻ, thịt cá và các loại rau, củ, quả; biết làm muối, mắm và dùng gừng làm gia vị; biết dùng mâm, bát, muôi.
- Mặc: nam đóng khố, mình trần; nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực.
- Việc đi lại: Đi lại bằng thuyền
* Đời sống tinh thần:
- Phong tục: Lễ hội, vui chơi, ăn trầu cau, gói bánh chưng, bánh giầy.
- Tập quán: Chôn người chết kèm theo công cụ và đồ trang sứ
- Tín ngưỡng: thờ cúng các lực lượng thiên nhiên như núi, sông, Mặt Trời, Mặt Trăng,…
Tham khảo
Những điểm mới trong đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang:
* Đời sống vật chất:
– Ở: nhà sàn, mái cong hay mái tròn hình thuyền; vật liệu là tre, lá.
– Đi lại: chủ yếu bằng thuyền.
– Ăn: thức ăn chính là cơm nếp, cơm tẻ, thịt cá, rau, cà, biết làm muối, mắm cá, gia vị. Biết dùng mâm, bát, đũa.
– Mặc: nam đóng khố, mình trần, đi chân đất. Nữ mặc váy, áo xẻ ngực, có yếm che ngực, tóc có nhiều kiểu, đeo đồ trang sức.
* Đời sống tinh thần:
– Xã hội phân chia thành nhiều tầng lớp khác nhau: những người quyền quý, dân tự do, nô tì. Sự phân biệt giữa các tầng lớp chưa sâu sắc.
– Tổ chức lễ hội vui chơi, đua thuyền, giã gạo,… sau những ngày lao động mệt mỏi.
– Biết thờ cúng các lực lượng tự nhiên, biết chôn người chết theo hiện vật.
– Tục nhuộm răng, ăn trầu, xăm mình,…
* Những thay đổi trong đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang có ý nghĩa: đời sống con người đã được đảm bảo, ấm no. Người ta bắt đầu quan tâm đến nhu cầu tinh thần, tổ chức lễ hội, phong tục tập quán. Đời sống tinh thần thời kì này đã tạo nên tình cảm cộng đồng, gắn bó trong cộng đồng người Việt.
Chúc bạn học tốt ^_^