Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trang Hoang

trình bày tóm tắt diễn biến ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên trên lược đồ

nêu nét độc đáo trong cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lược

Sen Phùng
18 tháng 1 2017 lúc 11:11

@Trang Hoang mục đích em hỏi câu hỏi này là gì?

Nghiêm Duy Thành
6 tháng 2 2017 lúc 20:08

Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân Mông cổ (1258)
- Tháng 1 — 1258, ba vạn quân Mông cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, tiến vào xâm lược Đại Việt. Quản giặc theo đường sông Thao, tiến xuống Bạch Hạc (Phú Thọ), rồi tiến đến vùng Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc) thì bị chặn lại ở phòng tuyến do vua Trần Thái Tông chỉ huy.
- Để bảo toàn lực lượng, nhà Trần chủ trương cho quân rút khỏi kinh thành Thăng Long, thực hiện "vườn không nhà trống". Giặc vào kinh thành vắng lặng không một bóng người và không một chút lương thực. Chúng đã điên cuồng tàn phá kinh thành. Thiếu lương thực, lại bị quân dân ta chống trả, chưa đầy một tháng, lực lượng chúng bị tiêu hao dần.
- Nhà Trần mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu (bến sông Hồng, ở phố' Hàng Than, Hà Nội ngày nay). Ngày 29 - 1 - 1258, quân Mông cổ thua trận phải rút chạy về nước. Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông cổ kết thúc thắng lợi.

Nét nổi bật :

Biết rút lui,tránh thế mạnh ban đầu của giặc tiếp tục đẩy mạnh công cuộc xây dựng lực lượng,triệt để thực hiện" vườn không nhà trống",phát huy sức mạnh toàn dân tham gia chống giặc cứu nước.

Chọn đúng thời điểm để phản công, đuổi giặc ra khỏi đất nước

lê thị hương giang
14 tháng 1 2017 lúc 8:56

Nét độc đáo trong cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lược là đánh trên ba mặt trận :

+ Tinh thần

+ Quân sự

+ Ngoại giao

- Tóm tắt diễn biến:

Đứng trước nguy cơ bị xâm lược, nhà Trần khẩn trương chuẩn bị kháng chiến, tăng cường quân số ở những nơi hiểm yếu, nhất là vùng biên giới và vùng biển.

Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống xâm lược Nguyên (1287 — 1288)- Đứng trước nguy cơ bị xâm lược, nhà Trần khẩn trương chuẩn bị kháng chiến, tăng cường quân số ở những nơi hiểm yếu, nhất là vùng biên giới và vùng biển.- Cuối tháng 12 — 1287, khoảng 30 vạn quân Nguyên tiến vào nước ta. Cánh quân bộ do Thoát Hoan chỉ huy, vượt biên giới đánh vào Lạng Sơn, Bắc Giang rồi kéo về Vạn Kiếp. Cánh quân thuỷ do Ô Mã Nhi chỉ huy theo đường biển tiến vào sông Bạch Đằng, rồi tiến về Vạn Kiếp.-Tại Vân Đồn. Trần Khánh Dư chỉ huy quân mai phục, khi đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ đến, quân Trần đánh dữ dội. Phần lớn thuyền lương của giặc bị đánh đắm, số còn lại bị quân ta chiếm.-Cuối tháng 1 - 1288, Thoát Hoan kéo quản vào kinh thành Thăng Long trống vắng. Sau trận Vàn Đồn, tình thế quân Nguyên ngày càng khó khăn, nhiều nơi xung yếu bị quân Trần tấn công chiếm lại, lương thực ngày càng cạn kiệt, quân giặc ở Thăng Long đứng trước tình thế bị cô lập. Thoát Hoan quyết định rút quân về Vạn Kiếp và từ đây rút quân về nước theo hai đường thuỷ, bộ. - Nhà Trần mở cuộc phản công ở cả hai mặt trận thuỷ, bộ :+ Chiến thắng Bạch Đằng tháng 4 - 1288, đoàn thuyền của Ô Mã Nhi lọt vào trận địa bãi cọc trên sông Bạch Đằng do quần Trần bô' trí từ trước, cuộc chiến đấu ác liệt diễn ra, Ô Mã Nhi bị bắt sống.+ Trên bộ, Thoát Hoan dẫn quân từ Vạn Kiếp theo hướng Lạng Sơn rút về Trung Quốc, bị quân dân ta liên tục chặn đánh.-Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên kết thúc thắng lợi.

Happy girl
18 tháng 1 2017 lúc 17:06

Mình không hiểu cho lắm

Bạn bảo tóm tắt trên lược đồ thì lược đồ đâu mà tóm tắt?

Xin lỗi bạn mình không học lớp 7 nên không biết đáp án câu hỏi của bạn nha

Trang Hoang: Bạn nên đọc lại phần lý thuyết trên HOC24 một lần nữa thì sẽ hiểu bài thôi

Đăng chu quang
18 tháng 1 2017 lúc 21:45

/hoi-dap/question/167723.html

trần châu
19 tháng 1 2017 lúc 21:10

bạn có thể tra khảo tại: (copy link dưới rùi paste lên trang web)

\(/hoi-dap/question/167198.html\)

Nguyễn Đinh Huyền Mai
29 tháng 1 2017 lúc 18:29

lược đồ đâu bạn

Dương Huy Vũ
11 tháng 11 2018 lúc 18:57
Lương Quang Trung
11 tháng 11 2018 lúc 19:19

Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân Mông cổ (1258)
- Tháng 1 — 1258, ba vạn quân Mông cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, tiến vào xâm lược Đại Việt. Quản giặc theo đường sông Thao, tiến xuống Bạch Hạc (Phú Thọ), rồi tiến đến vùng Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc) thì bị chặn lại ở phòng tuyến do vua Trần Thái Tông chỉ huy.
- Để bảo toàn lực lượng, nhà Trần chủ trương cho quân rút khỏi kinh thành Thăng Long, thực hiện "vườn không nhà trống". Giặc vào kinh thành vắng lặng không một bóng người và không một chút lương thực. Chúng đã điên cuồng tàn phá kinh thành. Thiếu lương thực, lại bị quân dân ta chống trả, chưa đầy một tháng, lực lượng chúng bị tiêu hao dần.
- Nhà Trần mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu (bến sông Hồng, ở phố' Hàng Than, Hà Nội ngày nay). Ngày 29 - 1 - 1258, quân Mông cổ thua trận phải rút chạy về nước. Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông cổ kết thúc thắng lợi.

Nét nổi bật :

Biết rút lui,tránh thế mạnh ban đầu của giặc tiếp tục đẩy mạnh công cuộc xây dựng lực lượng,triệt để thực hiện" vườn không nhà trống",phát huy sức mạnh toàn dân tham gia chống giặc cứu nước.