Một mặt người là cách nói hoán dụ dung bộ phận để chỉ toàn thể, có nghĩa tương đương như một người. Của là của cải vật chất. Mười mặt của ý nói đến số của cải rất nhiều.
Tác giả dân gian vừa dung hình thức so sánh (bằng), vừa dung hình thức đối lập giữa đơn vị chỉ số lượng ít và nhiều (một >< mười) để khẳng định sự quý giá gấp bội của con người so với của cải. Di bản của câu tục ngữ này là: Một mặt người hơn mườimặt của càng khẳng định điều đó.
Không phải là nhân dân ta không coi trọng của cải, nhất là những thứ do mồ hôi nước mắt của mỗi người và của cả gia đình làm việc cật lực cả đời mới có được. Nhưng nhân dân đặt con người lên trên mọi thứ của cải, coi con người là thứ của cải quý báu nhất, không vàng ngọc nào so sánh được.
Câu tục ngữ khuyên mọi người hãy yêu quý, tôn trong và bảo vệ con người, không nên để của cải che lấp con người. Ngoài ra nó còn phản ánh một hiện thực là người xưa ước mong có nhiều con cháu để tang cường suwacs lao động: (Đông đàn, dày lũ. Rậm người hơn rậm cỏ. Người ta là hoa đất... ). Ông bà, cha mẹ thường dành tất cả tình yêu thương cho con cháu.
Bên cạnh đó, câu tục ngữ trên còn phê phán thái độ coi trọng của cải và an ủi, động viên những người gặp trường hợp không may: (Của đi thay người. Người làm racủa, của không làm ra người... ).
Một số câu tục ngữ có nội dung tương tự làm sang tỏ thêm quan điểm quý trong con người của ông cha ta: Người sống hơn đống vàng. Lấy của che thân, không ai lấy thân che của. Có vàng vàng chẳng hay phô, Có con nó nói trầm trồ dễ nghe...
*Câu 3: Nói về quan niệm sống trong sạch của người xưa:
Đói cho sạch, rách cho thơm.
Hình thức câu tục ngữ này đặc biệt ở chỗ trong mỗi vế đã có sự đối lập về ý: đói >< sạch ; rách >< thơm và sự đối lập giữa hai vế : Đói cho sạch - rách cho thơm.
Đói và rách là cách nói khái quát về cuộc sống khổ cực, thiếu thốn. Sạch và thơm là những tính từ chỉ tính chất của sự vật nhưng đã được chuyển nghĩa, dung để miêu tả phẩm giá trong sang, tốt đẹp mà con người cần phải giữ gìn, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Các từ nói trên vừa được hiểu tách bạch trong từng vế, vừa được hiểu trong sự kết hợp giữa hai vế của câu.
Nghĩa đen của câu là: Dù đói vẫn phải ăn uống sạch sẽ, dù rách vẫn phải ăn mặc thơm tho. Tuy vậy, nghĩa chính lại là nghĩa hàm ngôn : Dù nghèo khổ, thiếu thốn đến đâu chăng nữa thì con người vẫn phải giữ gìn lối sống trong sạch và phẩm giá cao quý; không vì nghèo khổ ma làm điều điều xấu xa, tội lỗi.
Câu tục ngữ có hai vế đối nhau rất chỉnh. Người xưa mượn chuyện cái ăn, cái mặc để nhắc nhở mọi người phải giữ gìn cái sạch, cái thơm của nhân cách trong những tình huống khăn để giống như hoa sen : Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Bài học rút ra từ câu tục ngữ trên là trong đạo làm người, điều cần giữ gìn nhất là phẩm giá trong sạch, không vì nghèo khổ mà bán rẻ lương tâm, đạo đức. Trong dân gian còn lưu luyến rộng rãi những câu như: Giấy rách phải giữ lấy lề. Chết trong còn hơn sống đục... có nội dung tương tự.
Chúc bạn học tốt!