Nguyên nhân khiến các cuộc kháng chiến của nhân dân ĐNÁ thất bại
Một là: Triều đình không có đường lối kháng chiến đúng đắn, tư tưởng lại thiên về chủ hoà, không đoàn kết với nhân dân, bạc nhược trước sức mạnh của kẻ thù. Triều đình nhà Nguyễn phải chịu trách nhiệm chính trong việc để mất nước ta vào tay thực dân Pháp.
Hai là: Nhân dân yêu nước, chiến đấu anh dũng nhưng các cuộc kháng chiến diễn ra lẻ tẻ, tự phát, dễ bị thực dân Pháp từng bước đàn áp.
Ba là: Tương quan lực lượng chênh lệch, đặc biệt là sự chênh lệch về trang bị vũ khí. Quân Pháp tinh nhuệ, được trang bị vũ khí hiện đại, hơn hẳn về trình độ tác chiến và tổ chức quân đội.
Tình hình chung của các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX:
- Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, hầu hết các nước Đông Nam Á, trừ Xiêm (Thái Lan), đều trở thành thuộc địa hay nửa thuộc địa của các nước thực dân phương Tây.
- Sau khi thôn tính các nước Đông Nam Á, các nước thực dân phương Tây đều thi hành những chính sách cai trị hà khắc: vơ vét, đàn áp, chia để trị.
- Do chính sách cai trị của thực dân phương Tây càng làm tăng thêm các mâu thuẫn trong xã hội. Từ đó, nhân dân các nước thuộc địa đã liên tiếp nổi dậy đấu tranh giành chính quyền với nhiều hình thức khác nhau.
- Các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đều thất bại. Tuy nhiên, nó làm cơ sở cho sự phát triển của các phong trào đấu tranh ở những giai đoạn tiếp theo.