Đề cương ôn tập văn 7 học kì II

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
gia hưng Vũ lê

Trình bày nghĩa đen và nghĩa bóng;nghệ thuật của các câu tục ngư trong 2 bài sau:

Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

Tục ngữ về con người và xã hội.

Giúp mình đi, mai mình đi học thêm nhà cô văn mình rùiiiiiiiiii

Thúy Vy
6 tháng 2 2020 lúc 18:45

Nếu như ca dao – dân ca được xem là thế giới nội tâm của người lao động thì tục ngữ được ví là kho báu của kinh nghiệm và trí tuệ dân gian. Tục ngữ là túi khôi dân gian vô tận, là thể loại triết lí nhưng đồng thời cũng là “cây đời xanh đời”. Tục ngữ có nhiều chủ đề. Trong đó, những câu tục ngữ đúc rút kinh nghiệm về cách nhìn nhận thiên nhiên và lao động sản xuất là kho báu quý giá của nhân dân lao động ta.

Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, có kết cấu bền vững, có hình ảnh, nhịp điệu. Nội dung của tục ngữ là những kinh nghiệm về tự nhiên, lao động sản xuất con người, xã hội, thường có nghĩa đen và nghĩa bóng.

Trong bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất, chúng ta thấy có hai nhóm. Nhóm 1 là tục ngữ về thiên nheien, bao gồm các câu 1, 2, 3, 4; nhóm 2 là tục ngữ về lao động sản xuất, gồm câu 5, 6, 7, 8.

Câu tục ngữ thứ nhất là cách nhìn nhận về thời gian của các mùa trong năm của cha ông ta:

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối

Với cách nói quá: chưa nằm đã sáng, chưa cười đã tối và phép đối: đêm – ngày, tháng năm – tháng mười, sáng – tối câu tục ngữ khẳng định đêm tháng 5, ngày tháng 10 rất ngắn để khuyên nhủ con người sử dụng thời gian cho hợp lý và bảo vệ sức khỏe của mình.

Trước đây nhân dân ta chưa có máy móc đo thời tiết nhưng bằng kinh nghiệm, trực giác và vốn sống họ đã nói một cách hồn nhiên, hóm hỉnh những nhận xét đúng về độ dài của đêm tháng 5 và ngày tháng 10 (đêm mùa hè, ngày mùa đông). Như vậy, câu tục ngữ muốn khuyên chúng ta sử dụng thời gian cho hợp lí với công việc và giữ gìn sức khỏe.

Đến câu tục ngữ thứ hai, cha ông ta thể hiện cách nhìn nhận, dự báo về thời tiết:

Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa

Câu tục ngữ đối rất chỉnh giữa hai vế, kết hợp với vần lưng: nắng – vắng đã đúc kết kinh nghiệm dự báo thời tiết nắng, mưa để sắp xếp công việc của nhân dân ta. Nếu như hôm nào trên trời có nhiều sao thì sáng hôm sau trời sẽ nắng và ngược lại. Đây là cách nhìn trời để đoán biết thời tiết để có thể chuẩn bị cho các công việc vào ngày mai.

Thế nhưng, do tục ngữ dựa trên kinh nghiệm nên không phải lúc nào cũng đúng vì có hôm ít sao nhưng trời không mưa. Đấy là kinh nghiệm dự báo thời tiết mùa hè còn mùa đông “nhiều sao thì mưa, thưa sao thì nắng”. Vì vậy, câu kinh nghiệm mà câu tục ngữ này đưa ra không phải lúc nào cũng chính xác.

Câu thứ ba:

Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ

Câu tục ngữ là kinh nghiệm về dự báo thời tiết, khuyên người dân giữ gìn nhà cửa và hoa màu. Ráng mỡ gà tức là ráng vàng phía chân trời, lúc ấy là trời sắp có bão. Câu tục ngữ khuyên dân chủ động giữ gìn nhà cửa, hoa màu. Xưa kia nhà ở của người nông dân chủ yếu bằng tranh, rạ…ngày nay ở vùng sâu, vùng xa phương tiện thông tin còn hạn chế.

Câu 4 tiếp tục với đề tài về thiên nhiên:

Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt

Kinh nghiệm mà cha ông ta rút ra được từ hiện tượng “kiến bò tháng 7 đó là thấy kiến ra nhiều vào tháng 7 (âm lịch) thì sẽ có lụt. Bằng sự quan sát tỉ mỉ cha ông ta đã đúc rút được kinh nghiệm về việc dự đoán bão lụt, để chủ động phòng tránh. Qua câu tục ngữ, giúp chúng ta hiểu được về tâm trạng lo lắng nhiều bềcủa người nông dân, đặc biệt là về thời tiết. Nạn lũ lụt thường xuyên xảy ra ở nước ta vì vậy nhân dân phải có ý thức dự đoán lũ lụt từ nhiều hiện tượng tự nhiên như:

“ Gió bấc hiu hiu, sếu kêu thì rét

“Tháng 7 heo may, chuồn chuồn bay thì bão”

Bốn câu tiếp theo nêu lên những nhận xét kinh nghiệm về đất đai, ngành nghề trồng trọt kĩ thuật làm ruộng của bà con nông dân:

Tấc đất tấc vàng

Bằng hình ảnh so sánh, câu tục ngữ đề cao giá trị của đất và khuyên chúng ta phải biết bảo vệ, giữ gìn đất. Đất quý như vàng, thậm chí còn quý hơn vàng. Vì vậy, chúng ta cần giữ gìn đất đai. Cho đến bây giờ, câu tục ngữ này vẫn luôn luôn đúng. Vì con người ngày càng sinh ra nhiều hơn, đất chật, người đông, đất đai không sinh sôi nảy nở. Vì vậy, đất luôn là tài nguyên vô giá cần gìn giữ.

Đến câu tục ngữ tiếp theo, là kinh nghiệm sản xuất mà cha ông ta đúc rút được qua quá trình lao động của mình:

Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền

Câu tục ngữ nêu ra thứ tự các nghề đem lại lợi ích kinh tế cho con người. Đó là thứ nhất nuôi cá, thứ hai làm vườn và thứ ba làm ruộng. Câu tục ngữ khuyên người lao động có ý thức khai thác hoàn cảnh thiên nhiên để sản xuất ra của cải vật chất có hiệu quả.

Câu tục ngữ này nói về hiệu quả kinh tế của các công việc mà nhà nông thường làm. Dựa trên kinh nghiệm làm ăn lâu đời cho thấy: nuôi cá là lãi nhất, thứ hai là làm vườn, thứ ba mới là làm ruộng. Tuy nhiên, kinh nghiệm này đúng với từng nơi và từng thời điểm. Ngày nay, chúng ta đã biết cách phát triển nông nghiệp một cách toàn diện, trong đó có phương thức VAC.

Nghề trồng lúa là nghề chính của nước ta, vì vậy, kinh nghiệm về trồng lúa luôn được cha ông ta coi trọng. Điều này được thể hiện trong câu tục ngữ thứ 7:

Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.

Với phép liệt kê, câu tục ngữ khẳng định 4 thứ tự quan trọng của các yếu tố trong công việc trồng lúa nước: nước, phân bón, công lao động, giống. Câu tục ngữ còn có ý nghĩa sâu sắc khuyên người nông dân muốn mùa màng bội thu cần phải đảm bảo 4 yếu tố trên. Như vậy, qua đây người lao động có ý thức về tầm quan trọng của những yếu tố này để sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả.

Nhất thì, nhì thục

Đây là câu tục ngữ khẳng định tầm quan trọng của 2 yếu tố: thời vụ và sức lao động của con người tạo nên năng suất bội thu. Kinh nghiệm được đúc kết là trồng trọt phải đảm bảo 2 yếu tố nhưng thời vụ đặt lên hàng đầu. Như thế, khi canh tác, bà con nông dân cần gieo cây đúng thời vụ và làm đất kĩ thì mới đạt được nhiều thành quả lao động.

Bằng vào thực tế quan sát và làm lụng nhân dân lao động đã có thể đưa ra những nhận xét chính xác để chủ động trong lao động sản xuất của mình. Qua Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất, cho chúng ta thấy nhân dân ta am hiểu sâu sắc nghề nông, nhất là chăn nuôi và trồng trọt. Bên cạnh đó, họ sẵn sàng truyền bá kinh nghiệm làm ăn cho người khác. Cho đến ngày nay, khi mà khoa học kĩ thuật đã rất tiến bộ, thì những câu tục ngữ này vẫn vẹn nguyên giá trị của nó.

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Tấn Phong
Xem chi tiết
Hà Ngọc Ánh
Xem chi tiết
Kaori Akechi
Xem chi tiết
phan minh khánh
Xem chi tiết
Ngô Phương Thúy
Xem chi tiết
Trần Thị Kiều Khanh
Xem chi tiết
VN HAPPY
Xem chi tiết
Trần Tú Oanh
Xem chi tiết
Lmao Bruh
Xem chi tiết