Thế nào là tục ngữ? Chép thuộc lòng một câu tục ngữ về chủ đề thiên nhiên - lao động sản xuất và một câu tục ngữ về con người và xã hội? Nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các câu tục ngữ ấy? Tìm câu tục ngữ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với câu tục ngữ đó?
*Tục ngữ là một trong những thể loại của văn học dân gian. Khác với ca dao, dân ca là những khúc hát tâm tình, thiên về khía cạnh tinh thần, tình cảm, tục ngữ có chức năng chủ yếu là đúc kết kinh nghiệm sống trên rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống hằng ngày
Câu tục ngữ: "Ráng mỡ gà có nhà thì giữ"
Về nội dung:
- Trời xuất hiện ráng có màu vàng mỡ gà có nghĩa sắp có bão
- Đây là kinh nghiệm dự đoán bão
Về nghệ thuật:
- Ngắn gọn: Số lượng từ: 7 từ
- Thường có vần, nhất là vần lưng: từ “gà” vần với từ “nhà”
- Hai vế đối xứng cả hình thức lẫn nội dung: “ráng mỡ gà” đối với vế “có nhà thì giữ”
- Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh: hình ảnh “ráng mỡ” ở chân trời báo hiệu trời sắp có mưa bão lớn.
Câu tục ngữ khác về thiên nhien và lao động, sản xuất: - Chớp đằng tây mưa dây bão giật
- Cầu vồng mống cụt, không lụt cũng mưa
- Qụa tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa.
-Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa.
-Ráng mỡ gà thì gió, ráng.
Câu tục ngữ:"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"
Về nội dung:
*Nghĩa đen: Phải biết nhớ ơn người cho trái ngọt, quả lành | *Nghĩa bóng: Phải biết ơn người mang lại thành quả cho mình hưởng thụ |
Về nghệ thuật:
-Ngắn gọn: Số lượng từ: 6 từ
-Sử dụng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ.
Câu tục ngữ đồng nghĩa:
-Uống nước nhớ nguồn
-Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.
Câu tục ngữ trái nghĩa:
- Được chim bẻ ná, được cá quên nơm.
-Ăn cháo đá bát.
-Qua cầu rút ván.