Văn bản ngữ văn 7

Nguyễn Thị Kim Huệ

Trình bày cảm nhận của em về trích đoạn sau:

..."Tôi yêu sông xanh, núi tím; tôi yêu đôi mày như trăng ai mới in ngần và tôi cũng xây mộng ước mơ, nhưng yêu nhất mùa xuân không phải vì thế.

Mùa xuân của tôi-mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội-là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng....''

Nguyễn Thị Diệp
2 tháng 9 2020 lúc 9:23

Cảnh sắc, không khí mùa xuân đất trời và lòng người được tái hiện qua những hình ảnh và cảm xúc thương yêu vô hạn của tác giả. Đây là "mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân Hà Nội" trong ký ức của một người xa xứ - thân ở phương Nam mà tâm hồn vẫn tìm về xứ Bắc, nên nó thiêng liêng như chính tác giả gọi tên: "Mùa xuân thần thánh". Chỉ với hai câu văn tả ít, gợi nhiều, nhà văn đã thu hết cả hồn vía của cảnh vật mùa xuân: "Sông xanh, núi tím; mưa riêu riêu, gió lành lạnh, tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, tiếng trống chèo vọng lại, câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng..." và đặc biệt là hình ảnh "trời đất mang mang" được gợi ra từ cảm nhận tinh tế. Có hình ảnh ngày nay đã không còn nữa, nhưng đa phần thuộc về cảnh của mùa xuân muôn thuở, trong kí ức mà cũng là hiện tại, tương lai... Gần gũi thân thuộc mà sao bây giờ ta mới cảm nhận hết chất thơ mộng, huyền ảo của nó qua lời văn dịu ngọt của ông.

Bình luận (0)
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
2 tháng 9 2020 lúc 9:37

Đoạn văn trên miêu tả mùa xuân ở miền quê Bắc Việt - Hà Nội

Cách diễn đạt của tác giả rất hay, độc đáo và đặc biệt, và sinh động theo cách riêng của ông. Mở đầu đoạn văn trên, tác giả sử dụng điệp từ "tôi yêu" cùng với phép liệt kê để kể về từng cái mà ông yêu về sông xanh, về núi tím, về đôi mày ai như trăng... thế nhưng ông yêu mùa xuân lại không phải vì cảnh đẹp núi non kia. Mà đối với ông, tình yêu mùa xuân bắt nguông từ trái tim yêu quê hương của mình. Bắt nguồn từ cái mùa xuân ở Việt Bắc- Hà Nội. Và cùng với đó chính là một cái hay trong phong cách diễn đạt của ông nữa là ông đã nói về vùng đất Hà Nội với những đặc trưng tiêu biểu của vùng đất này để đến khi chỉ cần nhắc đến những đặc trưng ấy là người ta biết ngay đây là đang nói đến vùng đất Hà Nội. Ngoài ra ông còn sử dụng điệp ngữ cách quãng: "mùa xuân" cùng với hệ thông các từ láy như "riêu riêu", "lành lạnh" để tạo tính thanh nhạc cho câu văn, cũng như nhấn mạnh nội dung về mùa xuân mà ông đang muốn truyền đạt, gây ấn tượng cho người đọc về mùa xuân của ông.

Nhưng đối với em, thứ ấn tượng nhất trong đoạn văn trên của tác giả đó chính là cách mà ông đã mượn các hình ảnh thiên nhiên của mùa xuân đẹp đẽ mà tạo hóa ban cho để nói đến cái vẻ đẹp của vùng quê ông - Vùng quê Việt Bắc mà ông vẫn luôn khắc khoải trong tim.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Trần Nguyễn Kim Ngân
Xem chi tiết
Trần Toàn
Xem chi tiết
Hoàng Thị Ngọc Anh
Xem chi tiết
Hoàng Thị Thu Thảo
Xem chi tiết
Thư Nguyễn Nguyễn
Xem chi tiết
Trần Nga
Xem chi tiết
Khuất Thị Thảo Nguyên
Xem chi tiết
Hương Nguyễn Thị Thu
Xem chi tiết
Trần Nga
Xem chi tiết
Đinh Thành Đạt
Xem chi tiết