- Có thể chia các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường thành 3 nhóm:
+ Giáo dục và khuyến khích: Đây là nhóm biện pháp không bắt buộc, tập trung thúc đẩy, khuyến khích, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
+ Ngăn ngừa: Nhóm biện pháp này thường sử dụng Luật và các quy định (của quốc tế, quốc gia, tổ chức, cộng đồng,...) để ngăn ngừa tác động xấu lên môi trường.
+ Khắc phục và nâng cao khả năng chịu đựng: Bao gồm các biện pháp giảm nhẹ tác hại và nâng cao khả năng chịu đựng của môi trường. Ngoài ra, cần xây dựng các hệ sinh thái mạnh khoẻ, đa dạng và bền vững để chúng đủ khả năng thanh lọc chất thải, hấp thụ và phân giải chất thải, giảm nhẹ tác động của ô nhiễm và các sự cố môi trường.
- Vai trò của các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường đối với phát triển bền vững: Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường giúp môi trường phát triển bền vững. Khi môi trường bền vững sẽ tạo ra các nguồn lực thiên nhiên (đất đai, nguồn nước, cảnh quan,...) dồi dào để phục vụ nền kinh tế và thúc đẩy xã hội phát triển.