Bài 8: Quan sát Trái Đất và các vì sao trong Hệ Mặt Trời

Kim Ngọc Tuấn Anh

Trái đất của chúng ta xoay xung quanh mặt trời như thế nào?

doan dao phong
13 tháng 1 2018 lúc 13:51

-Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông trên quỹ đạo có hình elíp gần tròn .
-Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời trên quỹ đạo hết 365 ngày và 6 giờ.
-Trong khi chuyển động trên quỹ đạo quanh mặt trời, trục Trái Đất lúc nào cũng giữ nguyên độ nghiêng 66o33’ trên mặt phẳng quỹ đạo và hướng nghiêng của trục không đổi. Đó là sự chuyển động tịnh tiến.

Hinh 23. Sự vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các mùa ở Bắc bán cầu

Hinh 23. Sự vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các mùa ở Bắc bán cầu
– Khi chuyển động trên quỹ đạo trục Trái Đất bao giờ cũng có độ nghiêng không đổi nên lúc nửa cầu bắc, lúc nửa cầu nam ngả về phía mặt trời sinh ra các mùa :
+ Nửa cầu hướng về phía Mặt Trời nhận được nhiều ánh sáng là mùa nóng.
+ Nửa cầu chếch xa mặt trời nhận được ít ánh sáng là mùa lạnh.
– Các mùa đối lập nhau ở 2 nửa cầu trong một năm.
– Một năm có 4 mùa : Xuân, Hạ, Thu, Đông.

Bình luận (0)
lê trần văn minh
16 tháng 1 2018 lúc 22:18
Trái đất quay xung quanh Mặt trời như thế nào ?

Năm 1543 công nguyên nhà thiên văn học người Ba Lan Nicola Kopernik trong tác phẩm vĩ đại của mình: "Thuyết thiên thể vận hành" đã chứng minh rằng không phải Mặt trời chuyển động quanh Trái đất mà là Trái đất chuyển động xung quanh Mặt trời. Đây là sự xoay quanh của Trái đất thời gian Trái đất quay xung quanh Mặt trời một vòng chính là một năm.

Tính theo công thức định luật vạn vật hấp dẫn của Issac Niutơn lực hấp dẫn giữa Trái đất và Mặt trời khoảng 3 5 tỷ Niutơn. Tốc độ chuyển động theo chu vi hình tròn của Trái đất quanh Mặt trời đạt 30 km/s. Do có lực li tâm quán tính sản sinh ra và lực hấp dẫn của Mặt trời với Trái đất là ngang nhau làm cho Trái đất không bị lệch mà trái lại luôn quay xung quanh Mặt trời.

Sự thực là quỹ đạo của Trái đất không phải là hình tròn mà là hình bầu dục. Đầu tháng một hàng năm Trái đất đi qua một điểm gần nhất với Mặt trời ở trên quỹ đạo trên phương diện thiên văn học gọi đó là điểm cận nhật lúc này Trái đất cách Mặt trời 147 100 triệu km. Còn vào đầu tháng 7 Trái đất đi qua một điểm xa với Mặt trời nhất đó được gọi là điểm viễn nhật; lúc này Trái đất cách Mặt trời 152 1triệu km. Căn cứ vào số liệu này Mặt trời mà chúng ta nhìn thấy vào tháng 1 to hơn một chút so với Mặt trời mà chúng ta nhìn thấy vào tháng 7 hàng năm. Nhưng quỹ đạo của t là một hình bầu dục gần bằng hình tròn vì thế sự khác biệt này trên thực tế không rõ ràng mắt thường không thể nào nhìn thấy được chỉ có thông qua việc đo đạc tỷ mỉ mới có thể phát hiện ra được.

Quan trắc chính xác hơn nữa sẽ cho chúng ta biết rằng quỹ đạo của Trái đất và hình bầu dục vẫn có sự khác biệt nho nhỏ đó là vì Mặt trăng và sao Hoả sao Kim và các hành tinh khác đều dùng lực hấp dẫn của chúng tác động đến sự chuyển động của Trái đất. Nhưng chúng rất nhỏ so với Mặt trời tác dụng của lực hấp dẫn đối với Trái đất là rất nhỏ khó mà so được với Mặt trời cho nên quỹ đạo của Trái đất vẫn rất giống với hình bầu dục.

Nói một cách nghiêm túc quỹ đạo quay của Trái đất là một đường cong phức tạp đường cong này gần như một hình bầu dục với độ chênh lệch rất nhỏ. Các nhà thiên văn học đã hoàn toàn nắm bắt được quy luật chuyển động phức tạp này của Trái đất.

Bình luận (0)
Trực tiếp game
20 tháng 10 2017 lúc 13:34

Các nhà khoa học đã miệt mài nghiên cứu vạ họ đã phát hiện ra rằng khi trái đất quay hết một vòng quanh mặt trời nó sẽ quay tiếp vọng thứ haibanhbanhbanh

Bình luận (0)
TOHKA YATOGAMI
23 tháng 10 2017 lúc 18:24

- Nó quay xong 1 vòng xung quanh mặt trời là hết 1 năm. P/S: Rồi nó lại quay tiếp.

Bình luận (0)
lê trần văn minh
16 tháng 1 2018 lúc 22:06
Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Trái Đất ở những vị trí khác nhau

Quỹ đạo của Trái Đất là đường đi của Trái Đất xung quanh Mặt trời. Trái Đất quay trên quỹ đạo quanh Mặt Trời với khoảng cách trung bình 150 triệu km hết 365,2564 ngày Mặt Trời trung bình (1 năm thiên văn, số liệu đo được đến năm 2006)[cần dẫn nguồn]xem thảo luận. Vì thế từ Trái Đất nó tạo ra chuyển động biểu kiến của Mặt Trời thể hiện bằng sự thay đổi vị trí tương đối so với các ngôi sao, với vận tốc góc khoảng 1°/ngày, hay một khoảng cách bằng đường kính góc của Mặt Trăng hay Mặt Trời cứ sau mỗi 12 giờ về phía đông. Vì chuyển động này, trung bình nó mất 24 giờ - một ngày Mặt Trời - để Trái Đất hoàn thành một vòng tự quay quanh trục sao cho Mặt Trời lại trở lại đường Tý Ngọ (kinh tuyến thiên cầu). Vận tốc quỹ đạo của Trái Đất khoảng 30 km/s, đủ để đi hết quãng đường bằng đường kính Trái Đất (~12.700 km) trong 7 phút, hay khoảng cách đến Mặt Trăng (384.000 km) trong 4 giờ.[1]

Mặt Trăng quay cùng Trái Đất một vòng quanh tâm khối chung hết 27,32 ngày so với các ngôi sao trên nền. Khi kết hợp với chu kỳ quay quanh Mặt Trời của hệ Trái Đất-Mặt Trăng thì thời gian của một tháng giao hội từ sóc này tới sóc kế tiếp là 29,53 ngày. Quan sát từ cực Bắc thiên cầu, chuyển động của Trái Đất, Mặt Trăng và sự tự quay quanh trục của chúng là ngược chiều kim đồng hồ. Nhìn từ một điểm cao thuận lợi trên cực Bắc của cả Trái Đất và Mặt Trời, Trái Đất dường như quay quanh Mặt Trời theo chiều ngược chiều kim đồng hồ. Mặt phẳng quỹ đạo và mặt phẳng trục không vuông góc với nhau: trục Trái Đất nghiêng một góc khoảng 23,5° so với đường thẳng vuông góc với mặt phẳng Trái Đất-Mặt Trời và mặt phẳng Trái Đất-Mặt Trăng nghiêng khoảng 5 độ so với mặt phẳng Trái Đất-Mặt Trời. Nếu không có độ nghiêng như vậy thì cứ hai tuần lại có hiện tượng thực với nhật thực và nguyệt thực xen kẽ nhau.[1][2]

Trường hấp dẫn của Mặt Trời và Trái Đất tạo ra điểm Lagrange, nơi được cho là cân bằng hấp dẫn

Quyển Hill (đặt theo tên nhà thiên văn học người Mỹ George William Hill) là quyển (vùng không gian) tầm ảnh hưởng của lực hấp dẫn của Trái Đất, có bán kính khoảng 1,5 Gm (hay 1.500.000 km).[3][n] Đây là khoảng cách lớn nhất mà lực hấp dẫn của Trái Đất có thể thắng được lực hấp dẫn của Mặt Trời và các hành tinh khác. Các vật thể phải quay quanh Trái Đất trong khu vực này, hoặc chúng không bị trói buộc bởi lực hấp dẫn của Mặt Trời.

Trái Đất, cũng như toàn bộ hệ Mặt Trời nằm trong dải Ngân Hà, quay quanh tâm của Ngân Hà với khoảng cách 25.000-28.000 năm ánh sáng, với vận tốc khoảng 220 km/s, với chu kỳ khoảng 225-250 triệu năm. Hiện nay nó nằm ở vị trí cách phía trên mặt phẳng xích đạo của Ngân Hà khoảng 20 năm ánh sáng, trong nhánh xoắn ốc Orion.[4]

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Đang Thuy Duyen
Xem chi tiết
Trần Thị Minh
Xem chi tiết
Ngô Lê Bảo Ngọc
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Nguyễn Đinh Huyền Mai
Xem chi tiết
duong the tai
Xem chi tiết
Đặng Trần Minh Anh
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết