Trả lời những câu hỏi sau:
Câu 1: Trình bày cấu tạo và chức năng của hoa.Hoa đơn tính khác hoa lữ tính ở điểm nào< Cho VD)
Câu 2: Thế nào là hiện tượng thụ phấn? Nêu đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió?
Câu 3: Thế nào là hiện tượng thụ tinh? Kết quả của quá trình thụ tinh?
Câu 4: Hạt gồm những bộ phận nào? Hạt cây 1 lá mầm khác hạt vây 2 lá mầm ở điểm nào?<Cho VD>
Câu 5: Có mấy điều kiện cần để cho sự nảy mầm của hạt? Tại sao trước khi gieo hạt phải làm đất tơi xốp?
Câu 6: Lớp 1 lá mầm khác lớp 2 lá mầm ở điểm nào?<Cho VD>
Mình mong mọi người sẽ giúp mình trong thời gian sớm nhất!!
6. cây 1 lá mầm : - Lúa, ngô, tre, hành...
cây 2 lá mầm : - Xoài, me, ổi, cam...
1.Đài :
Cấu tạo : phần loe ra, trên đế và cuống hoa.
Chức năng : bảo vệ nhị và nhụy.
Tràng :
Cấu tạo : gồm nhiều cánh hoa, tạo thành bao hoa, màu hoa khác nhau.
Chức năng : thu hút côn trùng, bảo vệ nhị và nhụy hoa.
Nhị :
Cấu tạo : gồm chỉ nhị và bao phấn, chứa hạt phấn mang tế bào sinh dục đực.
Chức năng : cơ quan sinh sản của hoa
Nhụy:
Cấu tạo : gồm bầu nhụy, vòi nhụy và đầu nhụy, có chứa noãn mang tế bào sinh dục cái.
Chức năng : cơ quan sinh sản của hoa. Bộ phận quan trọng nhất của hoa là nhị và nhụy hoa vì nhị và nhụy hoa chứa tế bào sinh dục đực và sinh dục cái và là cơ quan sinh sản chủ yếu của hoa.
1.
Hoa lưỡng tính và hoa đơn tính bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa là nhị và nhụy.
Ví dụ ba loại hoa lưỡng tính là: hoa cải, hoa bưởi, hoa cam; ba loại hoa đơn tính là: hoa mướp, hoa bí, dưa chuột.
2.Thụ phấn là hiện tượng tiếp xúc giữa hạt phấn với đầu nhụy.
2.Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ là: hoa thường có màu sặc sỡ, có hương thơm, mật ngọt, hạt phấn to và có gai, đầu nhụy có chất dính.
2. đặc điểm hoa thụ phấn nhờ gió :
Hoa thường ở ngọn cây hay ngọn cành, chỉ nhị dài, hạt phấn nhiều nhỏ, nhẹ. Hạt phấn to, dính và thường có gai, đầu nhụy có chất dính.
Các đặc điểm hoa ở ngọn cây giúp cho hạt phấn dễ được thổi phát tán đi xa để gặp nhụy của các hoa khác. Các đặc điểm bao hoa thường tiêu giảm, đầu hoặc vòi nhụy thường có lông dính giúp hạt phấn dễ dính vào thụ phấn cho hoa.
3.Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực (tinh trùng) của hạt phấn kết hợp với tế bào sinh dục cái (trứng) có trong noãn tạo thành một tế bào mới gọi là hợp tử. Sinh sản có hiện tượng thụ tinh là sinh sản hữu tính. Sau khi thụ tinh, hợp tử phát triển thành phôi. Noãn phát triển thành hạt chứa phôi. Bắt đầu phát triển thành quả chứa hạt.
4.
Điểm giống nhau giữa hạt cây Hai lá mầm (hạt đỗ đen) và cây Một lá mầm (hạt ngô) là: đều có vỏ bao bọc bảo vệ hạt, phôi. Phôi đều có: chồi mầm, lá mầm. thân mầm và rễ mầm.
Điểm khác nhau giữa hạt cây Hai lá mầm và hạt cây Một lá mầm là: phôi của hạt cây Hai lá mầm thì có 2 lá mầm, còn phôi của hạt Một lá mầm thì có 1 lá mầm. Chất dinh dưỡng dự trữ ở hạt cây Hai lá mầm nằm trong 2 lá mầm, còn ở cây Một lá mầm thì nằm ở phôi nho.
4.hạt gồm vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ. Phôi gồm rễ mầm, thân mầm, lá mầm và chồi mầm. Phôi có 1 lá mầm (ở cây 1 lá mầm) hay 2 lá mầm (ở cây 2 lá mầm)
5.Những điều kiện bên ngoài và bên trong nào cần cho hạt nảy mầm là :
+ Điều kiện bên ngoài: đủ độ ẩm, không khí, nhiệt độ thích hợp .
+ Điều kiện bên trong: chất lượng hạt giống tốt.
5.Trước khi gieo hạt, ta phải làm đất thật tơi xốp để làm cho đất thoáng, khi hạt gieo xuống có đủ không khí để hô hấp mới nảy mầm tốt.
6.- Cây hai lá mầm: Rễ cọc, gân lá hình mạng, hoa có 4 cánh hoặc 5 cánh, thân gỗ, cỏ, leo; phôi hạt có hai lá mầm.
- Cây một lá mầm: Rễ chùm, gân lá hình cung hoặc song song hoa có 3 cánh hoặc 6 cánh, thân cỏ, cột; phôi hạt có một lá mầm.