Hướng dẫn soạn bài Mẹ tôi

Nguyễn Thị Mai Trang

Trả lời câu hỏi 5 trong văn bản mẹ tôi

Thảo Phương
21 tháng 8 2016 lúc 14:06

5)Tình cảm sâu sắc thường tế nhị và kín đáo nhiều khi không nói trực tiếp được.Hơn nữa viết thư tức chỉ nói riêng cho người mắc rồi biết,vừa giữ được sự kín đáo tế nhị vừa không làm người mắc lỗi mất đi lòng tự trọng.Đây chính là bài học sâu sắc về cách cư xử trong cuộc sống gia đình cũng như trong nhà trường,xã hội

Bình luận (0)
Lê Nguyên Hạo
21 tháng 8 2016 lúc 14:01
1. Mặc dù có nhan đề là Mẹ tôi nhưng văn bản lại được viết dưới dạng một bức thư của người bố gửi cho con trai. Cách thể hiện độc đáo này giúp cho những phẩm chất của người mẹ (nội dung chủ yếu của tác phẩm) được thể hiện một cách khách quan và trực tiếp. Đồng thời qua đó, người viết thư có điều kiện để bộc lộ trọn vẹn thái độ, cảm xúc của mình mà không làm cho người tiếp thu (đứa con) phải xấu hổ, từ đó nhanh chóng hiểu ra vấn đề.2. Qua bức thư, có thể nhận thấy người bố rất buồn bã và tức giận trước thái độ và cách ứng xử của En-ri-cô (khi cô giáo đến thăm nhà, En-ri-cô đã thốt ra một lời thiếu lễ độ với mẹ).Những câu văn thể hiện thái độ của người bố:“… việc như thế không bao giờ con được tái phạm nữa”.-  “Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy”.- “bố không thể nén được cơn tức giận đối với con”.- “Từ nay, không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ”.- “…thà rằng bố không có con, còn hơn thấy con bội bạc với mẹ”.3. Các hình ảnh, chi tiết nói về người mẹ của En-ri-cô: “…mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con,…khi nghĩ rằng có thể mất con”; “Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc…có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con”.  Những chi tiết này cho thấy, mẹ En-ri-cô là một người dịu dàng hiền từ, giàu tình thương yêu và đầy trách nhiệm. Mẹ En-ri-cô cũng như biết bao nhiêu người mẹ khác, luôn sẵn sàng hi sinh tất cả cho những đứa con yêu.4. Em sẽ lựa chọn phương án nào trong các phương án sau để trả lời cho câu hỏi: điều gì đã khiến En-ri-cô “xúc động vô cùng” khi đọc thư của bố?a) Vì bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En-ri-cô. b) Vì En-ri-cô sợ bố.c) Vì thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố.d) Vì những lời nói rất chân tình và sâu sắc của bố.e) Vì En-ri-cô thấy xấu hổ.Gợi ý: Có thể lựa chọn các phương án: a, c và d.5*. Người bố không nhắc nhở En-ri-cô trực tiếp mà lựa chọn cách viết thư, vì:- Nhắc nhở trực tiếp thường rất khó kiềm giữ được sự nóng giận.- Nhắc nhở trực tiếp khó có thể bày tỏ được những tình cảm sâu sắc và tế nhị.- Nhắc nhở trực tiếp có thể khiến người mắc lỗi cảm thấy bị xúc phạm quá lớn vào lòng tự trọng. Từ đó có thể dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực ở đứa trẻ, khiến cho những lời nhắc nhở không phát huy được mục đích giáo dục như mong muốn.
Bình luận (0)
nguyễn thị trang
23 tháng 8 2016 lúc 19:02

ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Sở Ánh Nguyệt
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Anh
Xem chi tiết
Vu Thanhh Dat
Xem chi tiết
Tờ Gờ Mờ
Xem chi tiết
dangthihuong
Xem chi tiết
Hạo LÊ
Xem chi tiết
Khong co ten
Xem chi tiết
Trần Hoàng
Xem chi tiết
Ngân Lê
Xem chi tiết