Hướng dẫn soạn bài Quan Âm Thị Kính

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Sách Giáo Khoa

Tóm tắt ngắn gọn trích đoạn Nỗi oan hại chồng.

Trần Võ Lam Thuyên
26 tháng 4 2017 lúc 10:30

1. Tóm tắt ngắn gọn trích đoạn "Nỗi oan hại chồng":

Thiện Sĩ ngồi đọc sách rồi thiu thiu ngủ. Thị Kính ngồi khâu bên cạnh, thấy một sợi râu chồng mọc ngược, cho là không tốt, định lấy dao khâu xén đi. Ngờ đâu Thiện Sĩ giật mình tỉnh dậy hô hoán lên. Sùng ông, Sùng bà vốn không ưa Thị Kính, thấy thế bèn vu cho Thị Kính tội có ý giết chồng. Rồi mặc cho Thị Kính tha hồ van xin, Sùng ông, Sùng bà đuổi Thị Kính về nhà bố mẹ đẻ. Sùng ông gọi Mãng ông (bố Thị Kính) sang. Sau khi làm cho hai bố con phải nhục nhã, khổ sở, hai vợ chồng bỏ vào nhà trong để mặc hai bố con ôm nhau than khóc rồi đưa nhau về.

2. - Chủ đề của trích đoạn "Nỗi oan hại chồng":

Chủ đề của đoạn trích nỗi oan hại chồng: đoạn trích thể hiện những phẩm chất tốt đẹp của Thị Kính và những nỗi oan, bê' tắc của nàng cũng như của không ít người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Qua đó phản ánh những đối lập giai câ'p thông qua xung đột gia đình, hôn nhân trong xã hội phong kiến. - Ý nghĩa của thành ngữ "Oan Thị Kính": Thành ngữ “Oan Thị Kính” đã được phổ biến rộng rãi trong đời sống hằng ngày của nhân dân lao động. Mọi người dùng thành ngữ này để nói lên những nỗi oan khuất quá mức, cùng cực không thể nào giải toả được của con người nói chung. Chúc bn hx tốt!

Monkey D. Luffy
26 tháng 4 2017 lúc 19:27

Thiện Sĩ ngồi đọc sách rồi thiu thiu ngủ. Thị Kính ngồi khâu bên cạnh, thấy một sợi râu chồng mọc ngược, cho là không tốt, định lấy dao khâu xén đi. Ngờ đâu Thiện Sĩ giật mình tỉnh dậy hô hoán lên. Sùng ông, Sùng bà vốn không ưa Thị Kính, thấy thế bèn vu cho Thị Kính tội có ý giết chồng. Rồi mặc cho Thị Kính tha hồ van xin, Sùng ông, Sùng bà đuổi Thị Kính về nhà bố mẹ đẻ. Sùng ông gọi Mãng ông (bố Thị Kính) sang. Sau khi làm cho hai bố con phải nhục nhã, khổ sở, hai vợ chồng bỏ vào nhà trong để mặc hai bố con ôm nhau than khóc rồi đưa nhau về.

Chủ đề của đoạn trích nỗi oan hại chồng: đoạn trích thể hiện những phẩm chất tốt đẹp của Thị Kính và những nỗi oan, bê' tắc của nàng cũng như của không ít người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Qua đó phản ánh những đối lập giai câ'p thông qua xung đột gia đình, hôn nhân trong xã hội phong kiến. Thành ngữ “Oan Thị Kính” đã được phổ biến rộng rãi trong đời sống hằng ngày của nhân dân lao động. Mọi người dùng thành ngữ này để nói lên những nỗi oan khuất quá mức, cùng cực không thể nào giải toả được của con người nói chung.


Các câu hỏi tương tự
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Hatsune Miku
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Triệu Hương Thảohttps://...
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
...Kho Câu Hỏi...
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết