“Tôi còn nhớ rõ cái không khí của những ngày cận Tết xưa. Đó là những ngày bà tôi tất bật đi cắt những tàu lá chuối, lá dừa để phơi khô gói bánh. Là những ngày mẹ tôi mua đủ các thứ nào thịt đầu heo, thịt nạc lưng, thịt ba rọi, nào khổ qua, nào gạo, nào củ gừng, củ kiệu, nào dưa, nào cải… Là ngày bố tôi bê về nhà những chậu hoa mồng gà, những cành hoa mai vàng thắm. Là ngày tôi theo chân bố đi tảo mộ và bỗng thấy mắt mình rưng rưng, thấy lòng dạt dào cảm xúc mỗi khi nhìn bố thắp những nén hương và lầm rầm khấn vái mời ông bà cùng về quây quần bên con cháu.
[…]
Còn Tết ngày nay?
Tôi ngược xuôi trên phố, hòa vào dòng người hối hả của một cuộc sống đầy tất bật và lo toan. Với guồng quay của cuộc sống, việc chuẩn bị Tết ngày nay cũng vội vã và qua loa hơn. Cần thứ gì thì cứ vào chợ hay siêu thị là có ngay: từ bánh mật, củ kiệu, dưa cải muối cho đến thịt đầu heo… đều có sẵn. Có phải vì vậy mà Tết ngày nay giảm đi hương vị?”
(“Tản mạn Tết xưa và Tết nay” – Thái Hà)
a/ Văn bản trên có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào?
b/ Nét đẹp văn hóa nào đã được nhắc đến để thể hiện tình cảm của con cháu đối với ông bà, tổ tiên.
c/ Anh (chị) có đồng tình với quan điểm sau của tác giả hay không? Vì sao?
“Với guồng quay của cuộc sống, việc chuẩn bị Tết ngày nay cũng vội vã và qua loa hơn.”
(Viết câu trả lời bằng một đoạn văn ngắn khoảng 10 dòng).