Tôi an ủi lão:
- Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt! Ta giết nó là hóa kiếp cho nó đấy, hóa kiếp để cho nó làm kiếp khác.
Lão chua chát bảo:
- Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút… kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn!...
Tôi bùi ngùi nhìn lão bảo:
- Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?
- Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?
(Nam Cao, Lão Hạc)
Câu 1: Đoạn trích trên có mấy câu nghi vấn? Hãy chỉ rõ những câu đó?
Câu 2 Chi ra tác dụng của dấu chấm lửng trong đoạn trích trên?
Câu 1
-Đoạn trích trên có 2 câu nghi vấn :
+Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?
+Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?
Câu 2
Tác dụng cả đấu chấm lửng trong đoạn trích trên là:Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng