Tính nồng độ mol/l các ion trong mỗi dd sau:
a) 100ml dd chứa 4,26 gam Al(NO3)3.
b) Tính nồng độ mol của ion Na+ trong dung dịch chứa NaNO3 0,1M,
Na2SO4 0,02M và NaCl 0,3M.
c) Dung dịch H2SO4 15% ( d= 1,1g/ml)
Pha loãng 200ml dd Ba(OH)2 với 1,3 lít nước thu được 1,5 lít dd có pH=12. Nồng độ mol của dd Ba(OH)2 ban đầu là:
Mọi người giải giúp mk vs ạ
Câu 15: Trộn 200 ml dd gồm HCl 0,1M và H2SO4 0,05 M với 300 ml dd Ba(OH)2 a mol/l thu được m gam kết tủa và 500 ml dd có pH=13. Giá trị của a và m tương ứng là
A. 0,15 và 2,33. B. 0,3 và 10,485. C. 0,15 và 10,485. D. 0,3 và 2,33.
Câu 16: Dung dịch X chứa hỗn hợp NaOH 0,25M và Ba(OH)2 0,15M, dung dịch Y chứa hỗn hợp H2SO4 0,5M và HNO3 0,2M. Trộn V lít dung dịch X với V’ lít dung dịch Y, thu được dung dịch Z có pH =3. Tỉ lệ V/V’ là
A. 2,17. B. 1,25. C. 0,46. D. 0,08.
Câu 17: Trộn hai dung dịch H2SO4 0,1M và HCl 0,3M với những thể tích bằng nhau, thu được dung dịch X. Lấy 450 ml dung dịch X cho tác dụng với V lít dung dịch Y gồm NaOH 0,15M và KOH 0,05M, thu được dung dịch Z có pH = 1. Giá trị của V là
A. 0,225. B. 0,155. C. 0,450. D. 0,650.
Câu 18: Trộn lẫn 3 dung dịch H2SO4 0,1M, HNO3 0,2M và HCl 0,3M với những thể tích bằng nhau, thu được dung dịch X. Lấy 300 ml dung dịch X cho phản ứng với V lít dung dịch Y gồm NaOH 0,2M và KOH 0,29M, thu được dung dịch Z có pH = 2. Giá trị V là
A. 0,134 lít. B. 0,214 lít. C. 0,414 lít. D. 0,424 lít.
Câu 19: Dung dịch X thu được khi trộn một thể tích dung dịch H2SO4 0,1M với một thể tích dung dịch HCl 0,2M. Dung dịch Y chứa NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M. Đổ 100 ml dung dịch X vào 100 ml dung dịch Y, khuấy đều để phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 200 ml dung dịch X có pH = a và m gam kết tủa Y. Giá trị của a và m lần lượt là
A. 13 và 1,165. B. 2 và 2,330. C. 13 và 2,330. D. 7 và 1,165.
Câu 20: Trộn các dung dịch HCl 0,75M; HNO3 0,15M; H2SO4 0,3M với các thể tích bằng nhau thì được dung dịch X. Trộn 300 ml dung dịch X với 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,25M, thu được m gam kết tủa và dung dịch Y có pH = x. Giá trị của x và m lần lượt là:
A. 1 và 2,23 gam. B. 1 và 6,99 gam. C. 2 và 2,23 gam. D. 2 và 1,165 gam.
Câu 21: Trộn 200 ml dung dịch gồm HCl 0,1M và H2SO4 0,05M với 300 ml dung dịch Ba(OH)2 nồng độ xM, thu được m gam kết tủa và 500 ml dung dịch có pH = 13. Giá trị của x và m là
A. x = 0,015; m = 2,33. B. x = 0,150; m = 2,33. C. x = 0,200; m = 3,23. D. x = 0,020; m = 3,23.
Câu 22: Cho dung dịch X chứa hỗn hợp H2SO4 0,1M và HNO3 0,3M, dung dịch Y chứa hỗn hợp Ba(OH)2 0,2M và KOH 0,1M. Lấy a lít dung dịch X cho vào b lít dung dịch Y, thu được 1 lít dung dịch Z có pH = 13. Giá trị a, b lần lượt là
A. 0,5 lít và 0,5 lít. B. 0,6 lít và 0,4 lít.
C. 0,4 lít và 0,6 lít. D. 0,7 lít và 0,3 lít.
Câu 23: Dung dịch X gồm HCl 0,2M; HNO3 0,3M; H2SO4 0,1M; HClO4 0,3M, dung dịch Y gồm KOH 0,3M; NaOH 0,4M; Ba(OH)2 0,15M. Cần trộn X và Y theo tỉ lệ thể tích là bao nhiêu để được dung dịch có pH = 13?
A. 11: 9. B. 9 : 11. C. 101 : 99. D. 99 : 101.
1.hòa tan 19 gam MgCl2 & 13,35g AlCl3 vào nước thu được 500ml dd B. Cho từ từ dd NaOH 1M vào dd B. tính V dd NaOH tối thiểu cần dùng để phản ứng thu được kết tủa nhỏ nhất
2.Một lượng Al(OH)3 tác dụng vừa đủ với 0,3l dd HCl 1M. Để làm tan hết cùng lượng Al(OH)3 này thì cần bao nhiêu lít dd KOH 14% (D= 1,128 g/ml)
3.Để hòa tan 6,7g hh Al2O3 vào CuO cần dùng 200ml dd HCl 1,5M và H2SO4 0,1M
a) tính klg mỗi oxit trong hh đầu?
b) tính nồng độ mol của các ion Al3+ , Cu2+ trong dd sau pứ (V dd k thay đổi)
1. Tính pH của 100ml dung dịch X có hòa tan 2,24 lít khí HCl (đktc)
2. Tính nồng độ mol/l của các dung dịch:
a) Dung dịch H2SO4 có pH = 4.
b) Dung dịch KOH có pH = 11.
3. Pha loãng 200ml dung dịch Ba(OH)2 với 1,3 lít nước thu được dung dịch có pH = 12. Tính nồng độ mol/l của dung dịch Ba(OH)2 ban đầu, biết rằng Ba(OH)2 phân ly hoàn toàn.
4. Pha loãng 10ml HCl với nước thành 250ml. Dung dịch thu được có pH = 3. Hãy tính nồng độ mol/l của HCl trước khi pha loãng và pH của dung dịch đó.
5. Trộn 100ml dung dịch HCl 0,25M với 300ml dung dịch HNO3 0,05M. pH của dung dịch thu được là:
6. Trộn lẫn 3 dung dịch NaOH 0,02M; KOH 0,03M và Ba(OH)2 0,01M theo tỉ lệ thể tích tương ứng là 1:1:2 thu được dung dịch có pH là bao nhiêu?
7. Phải thêm bao nhiêu ml dung dịch HCl pH = 2 vào 90 ml nước để được dung dịch có pH = 3?
Phải thêm bao nhiêu ml nước vào 10 ml dung dịch NaOH 0,1M để thu dung dịch có pH = 12?
Tính nồng độ mol các ion trong dung dịch thu được khi :
a/ Trộn 200ml dd NaOH 2M với 200ml dd Ba(OH)2 0,5M
b/ Trộn 400ml dd Fe2(SO4)3 0,2M với 100ml dd FeCl3 0,3M
c/ Trộn 200ml dd chứa 12 gam MgSO4 và 300ml dd chứa 34,2g Al2(SO4)3
HELP ME !!!!!!!
trộn 100 ml dung dịch chứa đồng thời HCl 0,2M và H2SO4 0,1M với 100 ml dung dịch KOH 0,1M và Ba(OH)2 0,1M .
a) tính nồng độ mol của các ion trong dung dịch sau phản ứng .
b) tính pH của dung dịch .
trộn 100 ml dung dịch chứa đồng thời HCl 0,5M và H2SO4 0,5M với 100 ml dung dịch Ba(OH)2 1M .
a) tính nồng độ mol của các ion trong dung dịch sau phản ứng .
b) tính pH của dung dịch .
trộn 100 ml dung dịch chứa đồng thời HCl 0,5M và H2SO4 0,5M với 100 ml dung dịch Ba(OH)2 1M .
a) tính nồng độ mol của các ion trong dung dịch sau phản ứng .
b) tính pH của dung dịch .