Văn bản ngữ văn 7

Đàm Minh Khang

tìm và pt td các từ láy trong đoạn thơ sau:

một bếp lửa chờn vờn sương sớm

một bếp lửa ấp iu nồng đượm

cháu thương bà bt mấy nắng mưa

Đạt Trần
8 tháng 7 2019 lúc 21:11

- Ba tiếng “một bếp lửa” được nhắc lại hai lần, trở thành điệp khúc mở đầu bài thơ với giọng điệu sâu lắng, khẳng định hình ảnh“bếp lửa” như một dấu ấn không bao giờ phai mờ trong tâm tưởng của nhà thơ.

- “Bếp lửa chờn vờn sương sớm” là hình ảnh quen thuộc đối với mỗi gia đình Việt Nam trước đây mỗi buổi sớm mai. Hình ảnh bếp lửa thật ấm áp giữa cái lạnh chờn vờn “sương sớm”,thật thân thương với bao tình cảm “ấp iu nồng đượm”.

+ Từ láy“chờn vờn” rất thực như gợi nhớ, gợi thương đến dáng hình bập bùng, chập chờn của ngọn lửa trong kí

+ Từ láy “ấp iu” gợi bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút của người nhóm lửa, lại rất chính xác với công việc nhóm bếp cụ thể.

- Rất tự nhiên, hình ảnh bếp lửa đã làm trỗi dậy tình yêu thương: “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”. Tình thương tràn đầy của cháu đã được bộc lộ một cách trực tiếp và giản dị. Đằng sau sự giản dị ấy là cả một tấm lòng, một sự thấu hiểu đến tận cùng những vất vả, nhọc nhằn, lam lũ của đời bà.

=>Ba câu thơ mở đầu đã diễn tả cảm xúc đang dâng lên cùng với những kí ức, hồi tưởng của tác giả về bếp lửa, về bà, là sự khái quát tình cảm của người cháu với cuộc đời lam lũ của người bà.

Bình luận (0)
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
8 tháng 7 2019 lúc 15:21

Cả 2 đều sử dụng điệp ngữ:

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa

Hình ảnh “bếp lửa” trong màn sương sớm đã được khắc họa giản dị nhưng rõ nét và sống động qua ba câu thơ. “Bếp lửa” có lúc sáng mãnh liệt, có lúc yếu, không định hình đã trở thành một đồ dùng, một hình ảnh gần gũi và quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày của người dân Việt Nam. Đó không chỉ là nơi để đun nấu mà còn là nơi sum họp, ghi dấu những niềm vui, nỗi buồn của mọi gia đình.

Điệp ngữ “một bếp lửa” cùng với các từ láy “chờn vờn”, “ấp iu” đã gợi nên sự ấm áp, đầy tình thương yêu như tấm lòng bà. Từ “ấp iu” gợi lên sự khéo léo của bàn tay bà khi bà nhóm bếp lửa, tấm lòng yêu thương, chi chút của bà đến con cháu. Trong hồi tưởng của cháu, hình ảnh người bà luôn hiện diện cùng bếp lửa qua bao năm tháng. Hình ảnh của bà hiện lên một cách nhẹ nhàng nhưng vô cùng đẹp đẽ trong trái tim người cháu, bà vẫn luôn nhóm bếp lửa mỗi sáng mỗi chiều suốt cả cuộc đời. Hình ảnh “bếp lửa” là biểu hiện cụ thể và sinh động về sự tần tảo, chăm sóc và yêu thương của người bà đối với con cháu trong mọi hoàn cảnh khó khăn, gian khổ. Trước sự hy sinh của bà, người cháu luôn “thương bà biết mấy nắng mưa”. Từ đó làm bật lên tình cảm sâu nặng của người cháu một cách thật tự nhiên, không thể tà xiết vì những “nắng mưa”, khó nhọc vất vả của cuộc đời bà. Từ “thương” diễn đạt rất chân thật mà giản dị không chút hoa mỹ tấm lòng yêu mến bà của cháu.

Bình luận (1)
Khanh Tay Mon
8 tháng 7 2019 lúc 16:25

- Ba tiếng “một bếp lửa” được nhắc lại hai lần, trở thành điệp khúc mở đầu bài thơ với giọng điệu sâu lắng, khẳng định hình ảnh“bếp lửa” như một dấu ấn không bao giờ phai mờ trong tâm tưởng của nhà thơ.

- “Bếp lửa chờn vờn sương sớm” là hình ảnh quen thuộc đối với mỗi gia đình Việt Nam trước đây mỗi buổi sớm mai. Hình ảnh bếp lửa thật ấm áp giữa cái lạnh chờn vờn “sương sớm”,thật thân thương với bao tình cảm “ấp iu nồng đượm”.

+ Từ láy“chờn vờn” rất thực như gợi nhớ, gợi thương đến dáng hình bập bùng, chập chờn của ngọn lửa trong kí

+ Từ láy “ấp iu” gợi bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút của người nhóm lửa, lại rất chính xác với công việc nhóm bếp cụ thể.

- Rất tự nhiên, hình ảnh bếp lửa đã làm trỗi dậy tình yêu thương: “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”. Tình thương tràn đầy của cháu đã được bộc lộ một cách trực tiếp và giản dị. Đằng sau sự giản dị ấy là cả một tấm lòng, một sự thấu hiểu đến tận cùng những vất vả, nhọc nhằn, lam lũ của đời bà.

=>Ba câu thơ mở đầu đã diễn tả cảm xúc đang dâng lên cùng với những kí ức, hồi tưởng của tác giả về bếp lửa, về bà, là sự khái quát tình cảm của người cháu với cuộc đời lam lũ của người bà.

Bình luận (0)
B.Thị Anh Thơ
8 tháng 7 2019 lúc 18:00

- Ba tiếng “một bếp lửa” được nhắc lại hai lần, trở thành điệp khúc mở đầu bài thơ với giọng điệu sâu lắng, khẳng định hình ảnh“bếp lửa” như một dấu ấn không bao giờ phai mờ trong tâm tưởng của nhà thơ.

- “Bếp lửa chờn vờn sương sớm” là hình ảnh quen thuộc đối với mỗi gia đình Việt Nam trước đây mỗi buổi sớm mai. Hình ảnh bếp lửa thật ấm áp giữa cái lạnh chờn vờn “sương sớm”,thật thân thương với bao tình cảm “ấp iu nồng đượm”.

+ Từ láy“chờn vờn” rất thực như gợi nhớ, gợi thương đến dáng hình bập bùng, chập chờn của ngọn lửa trong kí

+ Từ láy “ấp iu” gợi bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút của người nhóm lửa, lại rất chính xác với công việc nhóm bếp cụ thể.

- Rất tự nhiên, hình ảnh bếp lửa đã làm trỗi dậy tình yêu thương: “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”. Tình thương tràn đầy của cháu đã được bộc lộ một cách trực tiếp và giản dị. Đằng sau sự giản dị ấy là cả một tấm lòng, một sự thấu hiểu đến tận cùng những vất vả, nhọc nhằn, lam lũ của đời bà.

=>Ba câu thơ mở đầu đã diễn tả cảm xúc đang dâng lên cùng với những kí ức, hồi tưởng của tác giả về bếp lửa, về bà, là sự khái quát tình cảm của người cháu với cuộc đời lam lũ của người bà.

Bình luận (0)
Aurora
10 tháng 7 2019 lúc 14:22

1.

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa

Hình ảnh “bếp lửa” trong màn sương sớm đã được khắc họa giản dị nhưng rõ nét và sống động qua ba câu thơ. “Bếp lửa” có lúc sáng mãnh liệt, có lúc yếu, không định hình đã trở thành một đồ dùng, một hình ảnh gần gũi và quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày của người dân Việt Nam. Đó không chỉ là nơi để đun nấu mà còn là nơi sum họp, ghi dấu những niềm vui, nỗi buồn của mọi gia đình. Điệp ngữ “một bếp lửa” cùng với các từ láy “chờn vờn”, “ấp iu” đã gợi nên sự ấm áp, đầy tình thương yêu như tấm lòng bà. Từ “ấp iu” gợi lên sự khéo léo của bàn tay bà khi bà nhóm bếp lửa, tấm lòng yêu thương, chi chút của bà đến con cháu. Trong hồi tưởng của cháu, hình ảnh người bà luôn hiện diện cùng bếp lửa qua bao năm tháng. Hình ảnh của bà hiện lên một cách nhẹ nhàng nhưng vô cùng đẹp đẽ trong trái tim người cháu, bà vẫn luôn nhóm bếp lửa mỗi sáng mỗi chiều suốt cả cuộc đời. Hình ảnh “bếp lửa” là biểu hiện cụ thể và sinh động về sự tần tảo, chăm sóc và yêu thương của người bà đối với con cháu trong mọi hoàn cảnh khó khăn, gian khổ. Trước sự hy sinh của bà, người cháu luôn “thương bà biết mấy nắng mưa”. Từ đó làm bật lên tình cảm sâu nặng của người cháu một cách thật tự nhiên, không thể tà xiết vì những “nắng mưa”, khó nhọc vất vả của cuộc đời bà. Từ “thương” diễn đạt rất chân thật mà giản dị không chút hoa mỹ tấm lòng yêu mến bà của cháu.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
hoang phuong anh
Xem chi tiết
nhat xulu
Xem chi tiết
Phonq Trần
Xem chi tiết
Chi Đặng Linh
Xem chi tiết
Đỗ linh chi
Xem chi tiết
Thanh Trúc
Xem chi tiết
phát Trần
Xem chi tiết
Đặng An
Xem chi tiết
Đặng An
Xem chi tiết