Tìm và phân tích tác dụng của các hình ảnh ẩn dụ và hoán dụ trong các câu sau
a) “Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người lớn sỏi đá cũng thành cơm”
b) “Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”
c) “Múa tay bèo nghiêng nghiêng
Nghe
Lăn
Lăn
Những tiếng chim
Xuống hầm”
d) “tuổi xuân má nửa môi hồng”
e) “Thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”
i)“Em trở về, người con gái quang vinh
Cả nước ôm em, khúc ruột của mình”
a) “Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”
- BPTT: hoán dụ
Phân tích tác dụng: từ biện pháp hoán dụ lấy một bộ phận trên cơ thể là "bàn tay" để chỉ đến sự lao động của cả cơ thể, tác giả đã thành công làm cho câu thơ thêm giàu sức gợi cảm đến người đọc, truyền tải thông điệp" nỗ lực lao động chăm chỉ thì dù chuyện gì cũng giải quyết được" một cách nhẹ nhàng nhưng rất thấm.
b) “Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”
- BPTT: ẩn dụ
Phân tích tác dụng: ý muốn gợi tả đến màu sắc hoa lựu (màu lựu đỏ rực như lửa) làm cho cách diễn đạt của tác giả thêm giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm. Đồng thời qua đỏ chỉ đến việc mùa hè đã sắp đến rồi.
c) Lỗi rồi
d) “Tuổi xuân má nửa môi hồng”
- BPTT: ẩn dụ
Phân tích tác dụng: ẩn dụ ở đây là dụ đến hình ảnh tuổi xuân (tức cô gái trẻ) và môi hồng (chỉ đến người con gái đẹp đẽ). Qua 2 ý trên, ta thấy được tác giả (người nói) đang gợi đến hình ảnh và dáng vẻ của một tiểu thư đài cát đẹp đẽ và các cô gái đang độ tuổi xuân xinh xắn.
e) “Thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”
- BPTT: ẩn dụ
Phân tích tác dụng: ý nói hình ảnh "thuyền" là nói đến hình ảnh người dân làng chài sau một ngày lao động vất vả. Qua đó làm cho đoạn thơ thêm giàu hình ảnh, sự diễn đạt thêm phần tinh tế và hay hơn.
i)“Em trở về, người con gái quang vinh
Cả nước ôm em, khúc ruột của mình”
- BPTT: hoán dụ
Phân tích tác dụng: gợi "khúc ruột" chỉ đến điều quan trọng nhất của con người, cũng nói đến nhân vật trữ tình "em" là một phần không thể thiếu của cả nước (người dân).