Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Nhung

Tìm và phân tích hai biện pháp tu từ bất kì trong chương trình ngữ văn 8 ( ngoại trừ trong hai văn bản Tôi đi họcQuê hương )

GIÚP MINK NHA ĐANG CẦN RẤT GẤP !!!!!!!!!!!!!!!

Thời Sênh
15 tháng 7 2018 lúc 16:41

Bài Ngắm Trăng

1. Phép tu từ nhân hóa: « Trăng nhòm
- Nghệ thuật nhân hóa: Trăng được nhân hóa có khuôn mặt và ánh mắt như con người. Người và trăng đều chủ động tìm đến giao hòa cùng nhau. Điều đó cho thấy Bác Hồ và trăng hết sức gắn bó, thân thiết, trở thành tri âm, tri kỷ từ lâu...

2. Điệp từ : ngắm

Nghệ thuật điệp từ: Từ “ ngắm” được điệp lại hai lần, nghệ thuật đối xứng nhấn mạnh hình ảnh trăng và người. Đó là tư thế ngắm trăng tuyệt đẹp, hướng tới cái đẹp của cuộc đời.

Huong San
15 tháng 7 2018 lúc 17:31

Khi con tú tú:

+Động từ mạnh:'' đạp tan phòng''

+ Câu cảm thán

=>Một bức tranh đựơc “vẽ" trong tâm tưởng bằng nỗi nhớ da diết. Nhịp sống của đồng quê thật rộn rã và tràn đầy sức sống. “Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần”, sự vật đang vận động tiến dần đến sự hoàn thiện, hoàn mĩ (đang chín, ngọt dần). Một mùa hè đã báo hiệu, một mùa hè với những cảnh vật, âm thanh, màu sắc, ánh nắng quen thuộc.Cũng là bầu trời xanh thân thiết của tuổi thơ với “đôi con diều sáo lộn nhào từng không”. Giữa khoảng trời bao la, cao, rộng vài con sáo nhào lộn như nét chấm nhỏ nhoi giữa cái mênh mông của đất trời. Hình ảnh con diều sáo lộn nhào giữa từng không cũng là niềm khát vọng được tự do của người chiến sĩ cách mạng bị giam cầm.Nhịp sống trào dâng, mời gọi, thôi thúc tràn ngập vào tận ngõ ngách tăm tối của chốn ngục tù, len lỏi vào tâm hồn người cộng sản trẻ tuổi biến thành nỗi khát khao hành động: “muốn đạp tan phòng”.

Đức Hiếu
16 tháng 7 2018 lúc 8:16

Bài ngắm trăng:
Phép tu từ:
+ Đối:đối nhau rất chỉnh: nhân - nguyệt, hướng - tòng, khán minh nguyệt - khán thi gia. Phép đối ấy thể hiện sự hô ứng đồng điệu về trạng thái, tâm hồn giữa người và trăng. Điều kì lạ là các từ chỉ người (nhân, thi gia) và các từ chỉ trăng (nguyệt) đặt ở hai đầu, ở giữa là cửa nhà tù (song). Thế nhưng, giữa người và trăng vẫn tìm được sự giao hoà với nhau: người "hướng" đến trăng và trăng "tòng" theo người. Điều này đã làm nổi bật tình cảm mãnh liệt giữa người và trăng, nổi bật sự gắn bó thân thiết của một mối quan hệ từ lâu đã trở thành tri kỉ (Bác với trăng). Không chỉ vậy, Bác dùng từ "tòng" rất "đắt". “Tòng” là "theo" (giống chữ "tùng" trong "Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử"). Vầng trăng muôn đời này là niềm mộng ước của các thi nhân, trăng đại diện cho cái đẹp, cái hoàn mĩ, cái thanh cao. Vậy mà nay, trăng "tòng" theo khe cửa nhà tù chật hẹp, hôi hám để "khán" thi sĩ thì hẳn người thơ ấy phải thanh cao, đẹp đẽ đến nhường nào.
+ Điệp từ : ngắm
Lặp lại 2 lần để cho thấy sự gắn bó sâu sắc giữa trăng và người., sự hòa quyện, hưởng thụ cái đẹp của Bác.

Lưu Mỹ Hạnh
16 tháng 7 2018 lúc 20:02

Hịch tướng sĩ :

- Hình ảnh có phần khoa trương phóng đại .

- Ẩn dụ, Liệt kê, Tương phản .

⇒ Thái độ khinh bỉ, căm tức và uất ức của tác giả.

⇒ Thấy đc sự vô đạo đức, hống hách, ngang ngược, tham lam của giặc. Đồng thời khích lệ lòng căm thù giặc sâu sắc và nỗi nhục mất nước tới quần chúng nhân dân.


Các câu hỏi tương tự
Thư Nguyễn Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hoài An
Xem chi tiết
Yin Tạ
Xem chi tiết
Bui Anh Tien
Xem chi tiết
Trần Thế Hưng
Xem chi tiết
Mon lù
Xem chi tiết
Trần Quang Hưng
Xem chi tiết
Lê Kiều An Na
Xem chi tiết
Trương Thảo Loan
Xem chi tiết