-Trong văn bản " Trong lòng mẹ", tác giả đã sử dụng hình ảnh so sánh là: " Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi."
-Tác dụng là: Những thứ tác giả muốn cắn, muốn nhai, muốn nghiến cho kì nát vụn đều là những thứ sắc nhọn, cứng. Vì sao tác giả không ví những cổ tục đó với những đồ vật mềm khác để dễ căn, dễ nghiền. Vì tác giả mang nỗi căm phẫn quá độ nên dù đó là vật cứng đến đâu, nhọn đến đâu cũng có thể nghiền nát dễ dàng. Từ đó ta có thể thấy tác giả thực sự căm ghét những cổ tục đã làm khổ mẹ của mình và qua đó ta thấy được tình yêu thương của tác giả đối với mẹ của mình. (còn thấy sự cảm thông, thương xót của tác giả)
-Những hình ảnh so sánh tiêu biểu trong văn bản " Trong lòng mẹ ":
+ "Cô tôi nói chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ không ra tiếng"
-> Tâm trạng đau đớn, xót xa của cậu bé Hồng.
+ " Cô tôi nói chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ không ra tiếng. Giá những cổ tục đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá, cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiền cho kì nát vụn mới thôi”.
-> Phẫn nộ, căm tức những cổ tục lạc hậu của xã hội phong kiến .
=> Tác dụng : Nói lên lòng yêu thương, sự tin tưởng của cậu bé Hồng đối với người mẹ.