mình sẽ VD : đợt MỸ ném bom xuống Hiroshima_và_Nagasaki
hàng ngàn người đã chết bởi vết thương, nhiễm độc phóng xạ, đưa tổng số tử vong ở Hiroshima trong năm 1945 lên 140 ngàn. Trong thời gian 1950 đến 1990, thống kê ước tính hàng trăm người chết hàng năm do nhiễm phóng xạ của hai vụ nổ Hiroshima và Nagasaki.
Một số công trình bê tông ở Hiroshima rất vững vàng để chống động đất ở Nhật và cấu trúc của chúng đã không sụp đổ dù rằng chúng khá gần trung tâm vụ nổ. Quả bom nổ trên cao, sức ép vụ nổ từ trên xuống chứ không từ ngang thân đã giúp cho một trong những công trình đó còn tồn tại, đó là Genbaku hay A-bomb Dome (Vòm bom nguyên tử), một kiến trúc được xây dựng năm 1915 theo thiết kế của kiến trúc sư Jan Letzel người Séc. Công trình này vốn là nhà trưng bày, chỉ vài mét cách trung tâm của vụ nổ trên mặt đất chiếu từ trên không xuống. Khu đất quanh phế tích này còn có tên Khu tưởng niệm Hòa bình Hiroshima và được UNESCO đưa vào danh sách Di sản thế giới năm 1996 bất chấp phản đối của Mỹ và Trung Quốc.
Ví dụ nha bạn :
Hai quả bom nguyên tử được thả xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki vào năm 1945 đã đánh dấu sự chấm hết của Thế chiến thứ II. Tuy nhiên nỗi kinh hoàng mà nó để lại không bao giờ bị lãng quên, một sức mạnh hủy diệt chưa từng có trước đây cộng thêm sự ảnh hưởng của phóng xạ đã khiến bom nguyên tử trở thành loại vũ khí hủy diệt đáng sợ nhất từ trước đến nay.
Sau Thế chiến thứ II, cuộc chạy đua vũ trang giữa Mỹ và Liên Xô trong cuộc chiến tranh lạnh bắt đầu từ năm 1945 đến cuối những năm 1980. Cả hai bên đã bỏ ra những khoản đầu tư khổng lồ để nghiên cứu và sản xuất vũ khí hạt nhân. Và từ đó cho đến nay, mối hiểm họa về chiến tranh hạt nhân vẫn luôn rình rập.
Sau chiến tranh lạnh, Liên Xô sụp đổ, mối quan hệ giữa Mỹ và Nga được cải thiện và hai nước cũng cam kết cắt giảm vũ khí hạt nhân. Một loạt các hiệp ước được ký kết, trong đó mục tiêu chính là giảm và hạn chế các đầu đạn hạt nhân mà mỗi nước sở hữu. Tuy nhiên không phải vì thế mà mối đe dọa từ chiến tranh hạt nhân chấm dứt, các quốc gia như Triều Tiên vẫn liên tục thử nghiệm các vũ khí hạt nhân. Mỹ, Nga và Trung Quốc cũng có thể tấn công bất kỳ mục tiêu nào trên thế giới bằng đầu đạn hạt nhân. Thứ vũ khí hủy diệt đã có nhiều thay đổi khác xa với hai quả bom cách đây gần nửa thế kỷ.