Bài 3. Quần cư, đô thị hóa

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
vy phan

Tìm quá trình đô thị hóa ở Việt Nam.

B.Thị Anh Thơ
27 tháng 8 2019 lúc 19:39

Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm, trình độ đô thị hóa thấp.

- Thế kỉ thứ 3 TCN, thành Cổ Loa là đô thị đầu tiên ở nước ta.

- Dưới thời phong kiến hình thành nên một số đô thị ở những nơi có vị trí thuận lợi với chức năng hành chính, thương mại, quân sự : Thăng Long, Phú Xuân, Hội An, Đà Nẵng, Phố Hiến.

- Thời kì Pháp thuộc hình thành một số đô thị lớn : Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định.

- Thời kì kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) quá trình đô thị hóa diễn ra chậm, các đô thị thay đổi và còn bị tàn phá.

- Thời kì chống Mĩ (1954 – 1975) đô thị phát triển theo hai hướng : Miền Bắc tiến hành xây dựng XHCN gắn với công nghiệp hóa và hình thành một số đô thị :Thái Nguyên, Việt Trì, Vinh… ; miền Nam chính quyền Sài Gòn dùng đô thị hóa để dồn dân phục vụ chiến tranh làm tăng số dân đô thị

- Thời kì 1975 – nay : đô thi hóa diễn ra tích cực hơn, nhưng cở sở hạ tầng còn chưa phát triển.



Yen Nhi Trinh Nguyen
27 tháng 8 2019 lúc 19:52

Sau 30 năm Đổi mới, Việt Nam đã gắn kết quá trình đô thị hóa với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và đã đạt nhiều thành tựu quan trọng.

Hệ thống đô thị Việt Nam đã có bước phát triển nhanh chóng về số lượng và chất lượng, tỷ lệ đô thị hóa tăng từ 19,6% với 629 đô thị (năm 2009) lên khoảng 36,6% với 802 đô thị (năm 2016).

Khu vực đô thị đã chiếm tỷ lệ 70% chi phối trong tổng GDP, mang lại nhiều giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị xuất nhập khẩu, tiến bộ khoa học công nghệ và có tác dụng lan tỏa thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội ở các vùng và trong cả nước.

Tuy nhiên, như nhiều quốc gia đang phát triển khác, quá trình đô thị hóa của Việt Nam gặp nhiều khó khăn, thách thức. Tốc độ phát triển quá nhanh của đô thị đã vượt qua khả năng điều hành của chính quyền địa phương, phát triển không đồng bộ giữa hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, dịch cư thiếu kiểm soát, chênh lệch giàu nghèo, liên kết đô thị- nông thôn, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên....

Ngoài ra, Việt Nam cũng phải đối mặt với các vấn đề mới nảy sinh mang tính toàn cầu như hội nhập, cạnh tranh đô thị, biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng cao.

Cũng trong khoảng thời gian đó, kể từ khi thành lập năm 1989 đến nay, APEC với 21 nền kinh tế thành viên có dân số đô thị khoảng 1,8 tỷ người, chiếm 42% dân số.

✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
27 tháng 8 2019 lúc 20:01

* Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam :

- Quá trình đô thị hoá chậm:

+ Đô thị xuất hiện sớm nhất: Cổ Loa Thế kỉ thứ III TCN.

+ Thời Phong kiến: một số đô thị được hình thành ở những nơi có vị trí địa lý thuận lợi, với chức năng chính là : hành chính, thương mại, quân sự.

+ Thế kỉ XI xuất hiện kinh thành Thăng Long.

+ Thế kỉ XVI-XIX xuất hiện khu đô thị Phố Hiến, Phú Xuân, Hội An,…

+ Thời Pháp thuộc: Công nghiệp chưa phát triển, hệ thống đô thị không có cơ sở mở rộng, các tỉnh, huyện thường được chia với quy mô nhỏ, chức năng của yếu là hành chính, quân sự.

+ Đến thập niên 30 của thế kỉ XX các đô thị lớn mới hình thành dựa trên sự phát triển công nghiệp như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Sài Gòn…

+ Sau cách mạng tháng 8/1945 đến 1954 không thay đổi nhiều, quá trình đô thị hóa diễn ra chậm.

+ Từ 1954 – 1975 đô thị phát triển theo hai xu hướng.

Miền Nam: Chính quyền Sài Gòn dùng “đô thị hóa” như một biện pháp để dồn dân phục vụ chiến tranh.

Miền Bắc: Đô thị hóa gắn với Công nghiệp hóa trên cơ sở đô thị đã có. Từ 1965-1972 đô thị hóa chững lại do chiến tranh phá hoại.

+ Từ 1975 đến nay đô thị hoá chuyển biến khá tích cực, nhưng cơ sở hạ tầng các đô thị (hệ thống giao thông, điện, nước, các công trình phúc lợi XH) còn thấp so với các nước trong khu vực và thế giới.

- Trình độ đô thị hóa thấp.

+ Quy mô đô thị nhỏ, tỉ lệ thị dân còn thấp (khoảng 30%, còn thấp hơn nhiều

so với các nước trong khu vực: Châu Á là 44%, trên thế giới: 51%).

+ Phân bố tản mạn, cơ sở hạ tầng đô thị còn thấp.

+ Nếp sống nông thôn và thành thị đan xen lẫn.

+ Trình độ đô thị hóa không đều giữa các vùng.



Vũ Minh Tuấn
27 tháng 8 2019 lúc 21:32

Hệ thống đô thị Việt Nam đã có bước phát triển nhanh chóng về số lượng và chất lượng, tỷ lệ đô thị hóa tăng từ 19,6% với 629 đô thị (năm 2009) lên khoảng 36,6% với 802 đô thị (năm 2016).

Khu vực đô thị đã chiếm tỷ lệ 70% chi phối trong tổng GDP, mang lại nhiều giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị xuất nhập khẩu, tiến bộ khoa học công nghệ và có tác dụng lan tỏa thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội ở các vùng và trong cả nước.

Tuy nhiên, như nhiều quốc gia đang phát triển khác, quá trình đô thị hóa của Việt Nam gặp nhiều khó khăn, thách thức. Tốc độ phát triển quá nhanh của đô thị đã vượt qua khả năng điều hành của chính quyền địa phương, phát triển không đồng bộ giữa hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, dịch cư thiếu kiểm soát, chênh lệch giàu nghèo, liên kết đô thị- nông thôn, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên....

Ngoài ra, Việt Nam cũng phải đối mặt với các vấn đề mới nảy sinh mang tính toàn cầu như hội nhập, cạnh tranh đô thị, biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng cao.

Chúc bạn học tốt!


Các câu hỏi tương tự
Tú Nguyên Phan
Xem chi tiết
Hồ Bảo Ngọc
Xem chi tiết
Thanh Diễm
Xem chi tiết
Genj Kevin
Xem chi tiết
Lê Khanh
Xem chi tiết
Trần Dung
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Minh
Xem chi tiết
Pé Con
Xem chi tiết
Đỗ Thế Quang
Xem chi tiết
Phụng Kim
Xem chi tiết