Trong tác phẩm "Lão Hạc" của Nam Cao, nhân vật ông giáo có suy nghĩ:
"Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương... Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận."
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy trình bày thành một đoạn văn.
I. Đọc hiểu.
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi
Ngọn nến
” Bất ngờ mất điện, một ngọn nến được đem ra thắp lên và lung linh tỏa ánh sáng. Nến hân hoan khi thấy mọi người trầm trồ: “May quá, nếu không có cây nến này chúng ta sẽ không thấy gì mất!”. Thế nhưng, khi sáp nóng bắt đầu chảy ra, nến thấy mình càng ngày càng ngắn lại. Đến khi còn một nửa, nến chợt nghĩ: “Chết thật, ta mà cứ cháy mãi thế này thì chẳng bao lâu sẽ tàn mất thôi. Tại sao ta phải thiệt thòi như vậy nhỉ?”. Nghĩ rồi nến nương theo một ngọn gió thoảng qua để tắt phụt đi. Mọi người trong phòng xôn xao: “Nến tắt rồi, tối quá, làm sao bây giờ?”. Cây nến mỉm cười tự mãn vì sự quan trọng của mình. Bỗng có người nói: “Nến dễ tắt, để tôi đi tìm cái đèn dầu”. Mò mẫm trong bóng tối …, người ta tìm được cây đèn dầu. Đèn dầu được thắp lên, còn cây nến cháy dở thì người ta bỏ vào ngăn kéo. Thế là từ hôm đó, nến bị bỏ quên trong ngăn kéo, rồi cũng không còn ai nhớ đến nó nữa. Nến hiểu ra rằng, hạnh phúc của nó là được cháy sáng, dù có thể cháy với ánh lửa nhỏ và dù sau đó nó có tan chảy đi. Bởi vì, đơn giản, nó là ngọn nến.
Câu 1. PTBĐ chính.
Câu 2. Ngọn nến đã suy nghĩ như thế nào để rồi nó quyết định nương theo ngọn gió và tắt phụt đi.
Câu 3. Phép liên kết hình thức nào được thể hiện trong 2 câu sau? Tìm từ ngữ thực hiện phép liên kết ấy?
Nến hiểu ra rằng hạnh phúc của nó là được cháy sáng, dù có thể cháy với ánh lửa nhỏ và dù sau đó nó có tan chảy đi. Bởi vì, đơn giản, nó là ngọn nến.
Câu 4.
Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu sau. Hãy cho biết đó là câu gì xét theo cấu tạo ngữ pháp?
Cây nến mỉm cười tự mãn vì sự quan trọng của mình.
Câu 5. Ghi lại lời dẫn trực tiếp trong câu văn sau rồi viết lại câu văn dùng lời dẫn gián tiếp.
Bỗng có người nói: “Nến dễ tắt, để tôi đi tìm cái đèn dầu”.
Câu 6. Từ câu chuyện này em rút ra được bài học gì về thái độ sống?
chỉ rõ phép liên kết cho đoạn văn sau đây:
Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Cô nhìn thẳng vào mất anh - những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy.
Bài 4: “Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưa báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được. Chờ mười năm nữa, cho ta yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng?”
| |
Câu 1: Đoạn văn trên là lời của ai? Nói trong hoàn cảnh nào? Nội dung của lời nói đó là gì?
|
|
Câu 2: Qua đoạn trích trên em hiểu gì về nhân vật có lời nói trên?
| - |
Câu 3: Xác định 1 phép liên kết hình thức được sử dụng trong đoạn trích trên và chỉ ra từ ngữ thể hiện.
|
|
Câu 4: Dựa vào lời nói trên, em hãy chỉ rõ những kế sách ngoại giao sáng suốt của vua Quang Trung |
|
Câu 5: Trong câu “Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh”, nhân vật đã thực hiện kiểu hành động nói nào? Hành động nói đó được thực hiện theo cách nào? |
|
Câu 6: Lời nói “không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy” gợi cho em nhớ đến 2 câu nào trong đoạn trích “Nước Đại Việt ta” (Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi) |
|
Câu 7: Vì sao nhất thiết phải dùng Ngô Thì Nhậm làm nhà ngoại giao sau này? Điều đó cho thấy phẩm chất gì của người lãnh đạo? |
|
cho đoạn văn sau:
“Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều : - Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất ... ”
Hãy xác định PTBĐC của đoạn
b. Đặt câu (hoặc viết thành đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu) để dẫn câu sau theo cách dẫn gián tiếp : Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu nêu bên dưới:
Thời gian là vàng
Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá. Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết. Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại. Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ. Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được. Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau có hối tiếc cũng không kịp.
(Theo Phương Liên, dẫn theo Ngữ văn 9, tập hai).
Câu 1 (1.0 điểm): Văn bản trên chủ yếu viết theo phương thức biểu đạt nào? Chỉ rõ một phép liên kết có trong văn bản trên?
Câu 2 ( 1.0 điểm): Tìm và phân tích tác dụng của một biện pháp nghệ thuật có trong văn bản trên và cho biết tác dụng của biện pháp đó.
Câu 3 (2.0 điểm): Từ văn bản cùng với những hiểu biết, trải nghiệm của bản thân, em hãy trình bày suy nghĩ của mình ( khoảng 2/3 trang giấy) về ý nghĩa của thời gian với lứa tuổi học trò.
Anh hạ giọng, nửa tâm sư, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:
- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất.
a. Đoạn văn trích từ tác phẩm nào ? Tác giả ?
b. Phương thức biểu đạt ?
c. Từ suy nghĩ của nhân vật trong đoạn trích trên, em thấy mình cần phải có thái độ như thế nào đối với việc học tập ?
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu nêu bên dưới:
Thời gian là vàng
Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá. Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết. Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại. Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ. Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được. Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau có hối tiếc cũng không kịp.
(Theo Phương Liên, dẫn theo Ngữ văn 9, tập hai).
Câu 1 (1.0 điểm): Văn bản trên chủ yếu viết theo phương thức biểu đạt nào? Chỉ rõ một phép liên kết có trong văn bản trên?
Câu 2 ( 1.0 điểm): Tìm và phân tích tác dụng của một biện pháp nghệ thuật có trong văn bản trên và cho biết tác dụng của biện pháp đó.
Câu 3 (2.0 điểm): Từ văn bản cùng với những hiểu biết, trải nghiệm của bản thân, em hãy trình bày suy nghĩ của mình ( khoảng 2/3 trang giấy) về ý nghĩa của thời gian với lứa tuổi học trò.