Ôn tập lịch sử lớp 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
nguyen bao ngoc

tìm hiểu về cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất

Phạm Linh Phương
4 tháng 3 2018 lúc 21:40

Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh

* Nguyên nhân sâu xa

+ Sự phát triển không đều của các nước đế quốc ,mâu thuẫn giữa các đế quốc về thuộc địa ngày càng gay gắt( trước tiên là giữa đế quốc Anh với đế quốc Đức) là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh.

+ Sự tranh giành thị trường thuộc địa giữa các đế quốc với nhau.

* Nguyên nhân trực tiếp

+ Sự hình thành hai khối quân sự đối lập, kình địch nhau.

+ Duyên cớ: 28/6/1914 Hoàng thân thừa kế ngôi vua Áo-Hung bị ám sát tại Bô-xni-a (Xéc bi)

Đến năm 1914, sự chuẩn bị chiến tranh của 2 phe đế quốc cơ bản đã xong. Ngày 28.6.1914, Áo - Hung tổ chức tập trận ở Bô-xni-a. Thái tử Áo là Phơ-ran-xo Phéc-đi-nan đến thủ đô Bô-xni-a là Xa-ra-e-vô để tham quan cuộc tập trận thì bị một phần tử người Xéc-bi ám sát. Nhân cơ hội đó Đức hùng hổ bắt Áo phải tuyên chiến với Xéc-bi. Thế là chiến tranh đã được châm ngòi.

II. DIỄN BIẾN CỦA CHIẾN TRANH THẾ GIỚI LẦN THỨ NHẤT (1914-1918)

1. Giai đoạn thứ nhất (1914 - 1916)

* Chiến tranh bùng nổ

+ 28/6/1914, Hoàng thân thừa kế ngôi vua Áo-Hung bị ám sát

+ 28/7/1914, Áo-Hung tuyên chiến với Xéc-bi.

+ 1/8/1914, Đức tuyên chiến với Nga.

+ 3/8/1914, Đức tuyên chiến với Pháp

+ 4/8/1914, Anh tuyên chiến với Đức.

Chiến tranh thế giới bùng nổ diễn ra trên 2 mặt trận Đông Âu và Tây Âu

Thời gian

Chiến sự

Kết quả

1914

Ở phía Tây : ngay đêm 3.8 Đức tràn vào Bỉ, đánh sang Pháp.

Cùng lúc ở phía Đông; Nga tấn công Đông Phổ.

Đức chiếm được Bỉ, một phần nước Pháp uy hiếp thủ đô Pa-ri.

Cứu nguy cho Pa-ri.

1915

Đức, Áo - Hung dồn toàn lực tấn công Nga.

Hai bên ở vào thế cầm cự trên một Mặt trận dài 1200 km.

1916

Đức chuyển mục tiêu về phía Tây tấn công pháo đài Véc-doong.

Đức không hạ được Véc-đoong, 2 bên thiệt hại nặng.

Những năm đầu Đức, Áo - Hung giữ thế chủ động tấn công. Từ cuối 1916 trở đi. Đức, Áo - Hung chuyển sang thế phòng ngự ở cả hai mặt trận Đông Âu, Tây Âu.

2. Giai đoạn thứ 2 (1917 - 1918)

Thời gian

Chiến sự

Kết quả

2/1917

Cách mạng dân chủ tư sản ở Nga thành công.

Chính phủ tư sản lâm thời ở Nga vẫn tiếp tục chiến tranh.

2/4/1917

Mĩ tuyên chiến với Đức, tham gia vào chiến tranh cùng phe Hiệp ước.

Có lợi hơn cho phe Hiệp ước.

Trong năm 1917 chiến sự diễn ra trên cả 2 Mặt trận Đông và Tây Âu.

Hai bên ở vào thế cầm cự.

11/1917

Cách mạng tháng 10 Nga thành công

Chính phủ Xô viết thành lập

3/3/1918

Chính phủ Xô viết ký với Đức Hiệp ước Bơ-rét Li-tốp

Nga rút khỏi chiến tranh

Đầu 1918

Đức tiếp tục tấn công Pháp

Một lần nữa Pa-ri bị uy hiếp

7/1918

Mĩ đổ bộ vào châu Âu, chớp thời cơ Anh - Pháp phản công.

Đồng minh của Đức đầu hàng: Bungari 29/9, Thổ Nhĩ Kỳ 30/10, Áo - Hung 2/11

9/11/1918

Cách mạng Đức bùng nổ

Nền quân chủ bị lật đổ

1/11/1918

Chính phủ Đức đầu hàng

Chiến tranh kết thúc

* Hậu quả của chiến tranh

- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại của phe Liên Minh, gây nên thiệt hại nặng nề về người và của.

+ 10 triệu người chết.

+ 20 triệu người bị thương.

+ Chiến phí 85 tỉ đô la.

- Các nước Châu Âu là con nợ của Mỹ.

- Bản đồ thế giới thay đổi .

- Cách mạng tháng Mười Nga thành công đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện thế giới.

* Tính chất: Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa.

Thành Lê
4 tháng 3 2018 lúc 22:15

Chiến tranh thế giới thứ nhất, còn được gọi là Đại chiến thế giới lần thứ nhất, Đệ Nhất thế chiến hay Thế chiến 1, diễn ra từ 28 tháng 7 năm 1914 đến 11 tháng 11 năm 1918, là một trong những cuộc chiến tranh quyết liệt, quy mô to lớn nhất trong lịch sử nhân loại; về quy mô và sự khốc liệt nó chỉ đứng sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Cuộc chiến tranh này là một trong những sự kiện lịch sử có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử thế giới. Đây là cuộc chiến tranh có chiến trường chính bao trùm khắp châu Âu và ảnh hưởng ra toàn thế giới, lôi kéo tất cả các cường quốc châu Âu và Bắc Mỹ vào vòng chiến với số người chết trên 19 triệu người với sức tàn phá và ảnh hưởng về vật chất tinh thần cho nhân loại rất sâu sắc và lâu dài. Khác với các cuộc chiến tranh trước đó, người Âu châu phải chiến đấu cả trên chiến trường lẫn ở hậu phương. Phụ nữ phải làm việc thay nam giới, đồng thời sự phát triển của kỹ nghệ cũng có ảnh hưởng đến tính chất chiến tranh; có thể thấy sự hiệu quả của không quân và xe tăng trong chiến đấu kể từ cuộc Đại chiến này. Chiến tranh chiến hào gắn liền với cuộc Đại chiến thế giới lần thứ nhất trong thời gian đầu của nó.

Đây là cuộc chiến giữa phe Hiệp Ước (chủ yếu là Anh, Pháp, Nga, và sau đó là Hoa Kỳ, Brasil) và phe Liên Minh (chủ yếu là Đức, Áo-Hung,Bulgaria và Ottoman). Cuộc Đại chiến mở đầu với sự kiện Hoàng thái tử Áo-Hung bị ám sát, dẫn đến việc người Áo - Hung tuyên chiến vớiSerbia. Sự kiện này được nối tiếp bởi việc Hoàng đế Đức làWilhelm II truyền lệnh cho các tướng xua quân tấn công Bỉ,Luxembourg, và Pháp, theo kế hoạch schlieffen.[ Hơn 70 triệu quân nhân được huy động ra trận tiền, trong số đó có 60 triệu người Âu châu, trong một trong những cuộc chiến tranh lớn nhất trong sử sách. Trong cuộc chiến tranh kinh hoàng này, Pháp là nước chịu tổn thất nặng nề hơn cả và hoàn toàn bị khánh kiệt, dẫn tới đại bại của bọn họ trong các cuộc chiến tranh về sau. Những trận đánh khốc liệt nhất trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất cũng diễn ra trên đất Pháp.[16] Một trận đánh đáng nhớ của cuộc Đại chiến là tại Verduncùng năm đó, khi quân Đức tấn công thành cổ Verdun của Pháp, nhưng không thành công.[17] Song, trận chiến đẫm máu nhất là tạisông Somme (1916), khi liên quân Anh - Pháp đánh bất phân thắng bại với quân Đức.

Tất cả những Đế quốc quân chủ (trừ Đế quốc Anh) đều sụp đổ trong cuộc chiến tranh này. Đảng Bolshevik lên nắm quyền tại nước Nga sau cuộc cách mạng tháng Mười lật đổ Nga hoàng, trong khi việc Đức bại trận lại tạo điều kiện cho Đức Quốc xã lên nắm quyền tại Đức nhờ biết khai thác tâm lý bất mãn của người dân. Tuy nước Đức thua cuộc nhưng về thương mại và công nghiệp họ không bị tổn hại gì lớn (ít ra vẫn hơn hẳn Pháp), vì thế về những mặt này họ đã chiến thắng cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

Không có một nước châu Âu nào thật sự chiến thắng cuộc chiến tranh này, tất cả đều chịu tổn hại nặng nề về người và của. Sau chiến tranh, châu Âu lâm vào tình trạng khủng hoảng và những cao trào dân tộc chủ nghĩa trỗi dậy ở các nước bại trận.Điển hình là ở Thổ Nhĩ Kỳ, bão táp phong trào Cách mạng Giải phóng Dân tộc rầm rộ, đưa dân tộc này dần dần hồi phục, và buộc phe Entente phải xóa bỏ những điều khoản khắc nghiệt sau khi cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất chấm dứt. Nước duy nhất không bị tàn phá mà còn thu được lợi nhuận lớn từ cuộc chiến này là Hoa Kỳ, nó đã tạo điều kiện cho nước này vượt trên các nước châu Âu về kinh tế kể từ sau cuộc chiến.

Trước đây ở các nước nói tiếng Anh dùng từ "Đại chiến" (Great War). Vài thập kỷ sau, tên gọi Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (World War I) mới được áp dụng để phân biệt với cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Đương thời, nó còn được gọi với cái tên "Cuộc chiến tranh chấm dứt mọi cuộc chiến tranh" (The war to end all wars) bới quy mô và sự tàn phá khủng khiếp nó gây ra. Chính những vấn đề liên quan tới Hiệp định Versailles (1918) đã khiến cho cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ.


Các câu hỏi tương tự
Nguyen Ngoc Lien
Xem chi tiết
Nguyễn Thuỳ Dương
Xem chi tiết
Minh Ngọc
Xem chi tiết
Hiền Nguyễn
Xem chi tiết
Đinh Cẩm Tú
Xem chi tiết
khánh gamming
Xem chi tiết
Đinh Thị Minh Ánh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Chi
Xem chi tiết
Phạm Thị Ý Diễm
Xem chi tiết