Trong sự phát triển không ngừng của kinh tế, xã hội thì đời sống của nhân dân ta đã được cải thiện rõ rệt, không chỉ là đời sống vật chất mà còn là thế giới tinh thần. Đời sống của con người no đủ, nhiều gia đình còn dư thừa về của ăn của để, tuy nhiên đảng và nhà nước ta vẫn đề cao chính sách tiết kiệm và coi đó là quốc sách hàng đầu cho đất nước Việt Nam. Vậy, tại sao Đảng ta phải chủ trương như vậy?
Trong chính sách của Đảng và nước ta hiện nay, vấn đề về thực hành tiết kiệm vẫn được đề cao và vận động để nhân dân trong nước cùng thực hiện. Đây là một chính sách đúng đắn và phù hợp với thực tế mà Đảng và nhà nước đã thực hiện. Chính sách tiết kiệm không chỉ có ý nghĩa đối với cá nhân mỗi người, mỗi gia đình, mà đó còn tác động to lớn đối với xã hội Việt Nam dân chủ cộng hòa. Chính sách tiết kiệm làm tăng thêm nguồn lực kinh tế cho mỗi gia đình, từ đó tạo tiềm lực cho nền kinh tế chung của Việt Nam.
“Tiết kiệm” là sự chi tiêu hợp lí, phù hợp về tiền của, tài sản thuộc sở hữu của người dân cũng như của nhà nước. Chính sách tiết kiệm được Đảng và nhà nước chủ trương và đề ra trong mỗi kì họp của quốc hội. Kêu gọi nhân dân thực hành tiết kiệm không phải ngăn cấm người dân không được tiêu tốn hay sử dụng tiền bạc, của cải mà nhằm mục đích vận động nhân dân sử dụng một cách hợp lí, có kế hoạch. Chính sách này là nhằm vào lợi ích của từng cá nhân, từng gia đình, đối với nhà nước thì việc tiết kiệm còn làm cho tiềm lực kinh tế thêm hùng mạnh, phát triển.
Bài liên quan:>>Cảm nghĩ về hoa phượng
>>Bàn luận về ý nghĩa câu : “ Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”
>>Bàn về câu nói “lời chào cao hơn mâm cỗ”
>>Phân tích đoạn trích Con chó Bấc”
>>Hãy kể về người mẹ của em”
Trong tiến trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, ta có thể thấy chính sách thực hành tiết kiệm được đề ra rất nhiều lần và dần dần trở thành một khẩu hiệu trong toàn dân: “Tiết kiệm là quốc sách”. Trong các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm thì chính sách tiết kiệm chính là nhằm phục vụ cho kháng chiến, vì kháng chiến. Người dân cả nước sẽ vừa sản xuất, vừa đấu tranh, lương thực, tài sản cũng không chỉ phục vụ cá nhân mà còn phục vụ cho kháng chiến, người dân cũng chính là hậu phương vững chắc cho tiền tuyến.
Chẳng hạn, trong cuộc kháng chiến chống Pháp năm 1946, trước nạn giặc đói hoành hành thì chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi đồng bào cả nước tiết kiệm thóc gạo và thực hiện quyên góp để san sẻ với những đồng bào có nguy cơ chết đói. Bản thân Bác cũng tiết kiệm chính tiêu chuẩn bữa ăn của mình để ủng hộ vào hũ gạo ngày đói. Nhờ có sự tiết kiệm, đoàn kết của nhân dân cả nước mà chúng ta đã vượt qua được thời kì khó khăn, tang thương nhất của lịch sử dân tộc, là nền tảng cho mọi chiến thắng vẻ vang sau này.
Ngày nay, khi kinh tế phát triển, đời sống của người dân đã được cải thiện rõ rệt nhưng Đảng và nhà nước vẫn kêu gọi thực hành tiết kiệm. Chính sách này dựa trên thực tiễn của đất nước, đó là một đất nước đang phảt triển, bởi vậy mà mọi chi tiêu, sử dụng ngân sách đều phải có kế hoạch cụ thể, sát đáng. Ngân sách chính là thuế của nhân dân xây dựng nên, mà đất nước là đất nước của nhân dân nên mọi hoạt động đều phải thận trọng, chi tiêu cho những thứ thực sự cần, thực sự quan trọng, như vậy thì đất nước mới có thể phát triển, đất nước mới có thể ổn định.
Đối với công dân của nước Việt Nam, chính sách tiết kiệm cũng thể hiện được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với cuộc sống của người dân. Cuộc sống của người dân Việt Nam hiện nay tuy đã được cải thiện rất nhiều, nhiều gia đình đã có của của ăn, của để nhưng so với chất lượng cuộc sống của những khu vực phát triển trên thế giới thì chúng ta vẫn còn chưa đạt được. Tiết kiệm ở đây chính là để nâng cao kinh tế của gia đình, chi tiêu hợp lí, phù hợp, mặt khác cũng góp phần nâng cao tiềm lực của đất nước Việt Nam.
Tiết kiệm ở đây là tiết kiệm trên mọi lĩnh vực, không chỉ đơn giản là về tiền bạc, tài chính. Về tự nhiên có thể là tiết kiệm nước, về sinh hoạt có thể là tiết kiệm điện, đồ ăn thức uống và những đồ dùng không cần thiết. Bởi những thứ vật chất ấy đều có thể cạn kiệt, nếu khai thác quá mức thì đến một lúc nào đó cuộc sống của con người sẽ trở nên thiếu thốn, không đủ phục vụ cho cuộc sống. Bởi vậy mà tiết kiệm chính là cách thức để chúng ta nâng cao cuộc sống cũng là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.
Như vậy, ta có thể thấy chính sách tiết kiệm của Đảng và nhà nước ta là hoàn toàn đúng đắn, đây là sự vận dụng dựa trên lợi ích của chính đất nước mà gần hơn đó là cuộc sống của chính mỗi chúng ta. Vì vậy, là công dân của nước Việt Nam, cần có ý thức chấp hành chính sách tiết kiệm của Đảng và Nhà nước.
Việt Nam vốn là một nước có nền kinh ế tiểu nông lạc hậu.Sau hai cuộc chiến tranh chống ngoại xâm là thực dân Pháp và đề quốc Mĩ kéo dài suốt mấy chục năm nền kinh tế nước ta càng nghèo nàn,lạc hậu.Kể từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 cho đến nay,nhân dân ta bắt tay vào sự việc xây dựng đất nước trong hòa bình nên bước đầu đã có cuộc sông ấm no.Tuy vậy, Việt Nam vẫn là một trong những nước chậm phát triển so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Hiện nay,đi đôi với những cố gắng phát triển kinh tế,khoa học,kĩ thuật,nhà nước ta đề cao chủ trương tiết kiệm trong toàn đảng,toàn dân.Coi tiết kiệm là quốc sách,là một trong những biện pháp cơ bản hàng đầu để xây dựng đất nước.
Vậy thế nào là tiết kiệm?Tiết kiệm không phỉ là bủn xỉn,keo kiệt,không phải là coi trọng đồng tiền một cách quá đáng,cần chi tiêu nhưng không giám chi tiêu,gặp việc cần đóng góp cũng không giám đóng góp.
Tiết kiệm cũng không phải để dè sẻn,để dành,cất kín những tiền của dư thừa,mà ngược lại,cần làm cho nó sinh sôi nảy nở.Người dân nào có tiền chưa dùng đến,nên đem gửi vào ngân hàng,vào quỹ tiết kiệm ,sẽ ích nước lợi nhà.Cao hơn nữa,tiết kiệm là cần sử dụng tiền bạc,của cải vật chất,sức lao động,thời gian.....một cách hợp lí,đúng mức,không lãng phí.
Tiết kiệm là quốc sách,bởi vì tiết kiệm đem lại lợi ích to lớn cho con người và xã hội.Tiết kiệm là biểu hiện của nếp sống văn minh văn hóa.Xưa nay những người có thói xấu nem tiền ra khỏi cửa sổ đều mau chóng thất cơ lỡ vận,còn những người chi tiêu hợp lí và thực sự tiết kiệm thì ngày càng giàu có.
Với một quốc gia như Việt Nam hiện nay thì tiết kiệm lại càng quan trọng và cần thiết.Tiết kiệm để tích lũy vốn,đẩy mạnh sản xuất cải thiện đời sống nhân dân,từng bước đưa đất nước đi lên.Chúng ta có thể huy động vốn từ nhiều nguồn như vay mượn của nước ngoài hay hợp tác đầu tư...Nhưng nguồn vốn trong nước vẫn là cơ bản mà nguồn vốn của dân chỉ có thể có được bằng cách chi tiêu hợp lí và tiết kiệm.
Tiết kiệm là việc vô cùng cần thiết.Đảng và Nhà nước kêu gọi các cơ quan,đoàn thể hãy tiết kiệm tối đa,không mua ô tô loại sang, không xây dựng công sở thật lớn,không ttrang bị hững đồ dùng đắt tiền,không tổ chức tiệc tùng lãng phí....Những công trình lớn được xây dựng đúng tiến độ thi công,bảo đảm chất lượng tốt là tiết kiệm cho ngân quỹ quốc gia.Những cuộc gọi đúng giờ,ngắn gọn và tiết kiệm thời gian.Một dây chuyền sản xuất hợp lí là tiết kiệm công sức lao động,sinh thời Hồ Chủ tịch đã căn dặn toàn dân phải tiết kiệm thời giờ,sức lao động và tiền của.
Mỗi người có những cách thức khác nhau để thực hành tiết kiệm.Chủ doanh nghiệp tiết kiệm tiền của,sức lao động,hớp lí hóa sản xuất.Người nội trợ chi tiêu hợp lí để tiết kiệm ngân quỹ gia đình.Còn học sinh chúng ta cần phải làm gì để thực hành tiết kiệm? Giu gìn trường lớp,bàn ghế,đồ dùng học tập......là tiết kiệm cho nhà trường.Bảo quản sách vở,quần áo,xe cộ để cha mẹ đỡ tốn tiền mua sắm cũng là tiết kiệm.Chăm chỉ học tập,lao động vừa là giúp đỡ cha mẹ,vùa là giúp đất nước tiết kiệm tiền của để đào tạo một con người.Có muôn ngàn cách để tiết kiệm,miễn là mỗi người pahir có ý thức tự giác.
Không chỉ tự mình thực hành tiết kiệm mà chúng ta lên vận động mọi người cùng hưởng ứng chủ trương tiết kiệm,chống lãng phí của nhà nước.
Tiết kiệm không chỉ là việc làm quan trọng,cần thiết mà còn là một trong những phẩm chất cần có của mỗi con người nếu muốn thành công trong sự nghiệp.Vì thế,ủng hộ chủ trương tiết kiệm của nhà nước cũng là biện pháp rèn luyện phẩm chất tốt đẹp của con người mới.