Bài viết số 4 - Văn lớp 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Mai Huỳnh

Thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở Hoài Nhơn

Vu Kim Ngan
31 tháng 1 2018 lúc 20:23

Huyện Hoài Nhơn nằm phía Bắc tỉnh Bình Định, giáp địa phận tỉnh Quảng Ngãi, cách thành phố Quy Nhơn hơn 100 km.

Hoài Nhơn không phải là một điểm đến du lịch hấp dẫn so với nhiều địa danh du lịch nổi tiếng của tỉnh Bình Định. Tuy nhiên, với địa hình bao gồm cả rừng, núi, ruộng, vườn, sông, suối, hồ, biển, Hoài Nhơn sở hữu trong mình một nét đẹp vừa mộc mạc, hiền hòa đặc trưng thôn quê lẫn hùng vĩ của tự nhiên hoang dã.

Hoài Nhơn có cửa biển Tam Quan ấn tượng với những ngọn đồi chạy dài ra biển, khi bình lặng cùng bãi cát trắng dài tít tấp, khi nhộn nhịp với cảng cá Thiện Chánh tấp nập tàu thuyền. Đến cửa Tam Quan, bạn hãy dành thời gian khám phá hang Yến qua chuyến leo núi tại mũi không tên chia cắt ranh Bình Định và Quãng Ngãi.

Với biển Hoài Nhơn, những ai yêu thiên nhiên hoang sơ nhất định sẽ mê mẩn những gành đá còn vắng dấu chân người như Gành Lộ Diêu, bãi cát Bang Bang ở xã Hoài Mỹ, Mũi Gành ở xã Hoài Hải.

Ngược lên phía núi, băng qua những cánh đồng xanh ngát, Hoài Nhơn hiện ra với nét kỳ kỳ vĩ của những lòng hồ, con suối. Phải kể đến hồ Mỹ Bình tại xã Hoài Phú, là địa điểm lý tưởng để ngắm cảnh, câu cá, chèo thuyền. Ngoài ra, bạn có thể thử sức leo núi vượt rừng khám phá những thác nước với những cái tên ngồ ngộ như Thác Ồ Ồ (xã Hoài Phú), Thác Đổ (xã Hoài Sơn)… hòa mình vào cảnh rừng tự nhiên và thưởng thức những sản vật từ rừng.

Dù là chủ đích hay tình cờ ghé qua, con người và cảnh đẹp Hoài Nhơn, với những địa điểm dù vô danh trên bản đồ du lịch, chắc chắn sẽ mang lại cho chúng ta nhiều cảm xúc, khoảng khắc và trải nghiệm thú vị.

Đến Hoài Nhơn, đừng quên thưởng thức các món ăn đặc sản rất đặc trưng như mè xững, bánh đúc Hoài Thanh; nem chả Bồng Sơn; bánh xèo Hoài Đức. Đặc biệt đến thị trấn Tam Quan, địa phương nổi tiếng với những vườn dừa bát ngát (ca dao có câu: “Công đâu công uổng công thừa, công đâu gánh nước tưới dừa Tam Quan”), bạn không thể bỏ qua đặc sản bánh tráng nước dừa Tam Quan cùng nhiều sản vật đặc trưng làm từ dừa.

Mai Huỳnh
31 tháng 1 2018 lúc 20:34

1 danh lam thắng cảnh thôi ạ :33

Phạm Thị Hà Thanh
23 tháng 9 2018 lúc 16:09

Những năm qua, huyện Hoài Ân đã có nhiều nỗ lực trong giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống văn hóa, lịch sử vào đời sống hiện đại. Khu di tích lịch sử Núi Chéo là một ví dụ sống động.

Khu nhà bia và sân hành lễ tại khu di tích lịch sử Núi Chéo nhìn từ trên cao.

Núi Chéo - địa danh lịch sử nằm ở điểm nối hai thôn Hội An và Phú Văn (xã Ân Thạnh) - có độ cao trên 780 m so với mực nước biển, nằm án ngữ ngã ba nơi hai dòng sông Kim Sơn và An Lão hội tụ thành dòng Lại Giang đổ xuống Hoài Nhơn. Di tích này nằm gần các trục tỉnh lộ số 629 từ Bồng Sơn đi An Lão và số 630 từ Cầu Dợi đi Kim Sơn; đồng thời, chắn giữa tuyến đường liên xã nối liền huyện lỵ Hoài Ân với các xã: Ân Thạnh, Ân Tín, Ân Mỹ, Ân Hảo Đông, Ân Hảo Tây.

Thời chống Mỹ, Núi Chéo là một trong những địa điểm có vị trí chiến lược quan trọng. Do vậy, từ năm 1964, địch đã chiếm đóng và xây dựng Núi Chéo thành chốt điểm quân sự nhằm khống chế khu vực rộng lớn cả phía nam Hoài Nhơn, bắc Hoài Ân và mở lên vùng núi An Lão phía tây.

Du khách tham quan cửa hầm địa đạo trên sườn Núi Chéo được phục dựng.

Chính vì vậy, trong giai đoạn 1972-1975, Sư đoàn Sao Vàng và quân, dân huyện Hoài Ân đã mở nhiều đợt chiến đấu đánh chiếm và kiên quyết giữ chốt Núi Chéo. Nơi đây trở thành điểm nóng trong cuộc chiến đầy cam go 1.000 ngày chống phản kích giữ vững vùng giải phóng Hoài Ân.

Núi Chéo đã đi vào lịch sử một cách hào hùng. Và ngày nay, di tích này đã trở thành một địa chỉ văn hóa trên quê hương Hoài Ân.

Du khách thắp hương tri ân các anh hùng, liệt sĩ tại bia tưởng niệm trên đỉnh Núi Chéo.

Khu di tích lịch sử Núi Chéo được khởi công xây dựng vào ngày 3.9.2013 và đến tháng 12.2015 đã hoàn thành đưa vào sử dụng các hạng mục: Sân tổ chức lễ hội; nhà bia tưởng niệm; nhà khánh tiết kết hợp nhà bảo vệ; nhà trưng bày; tường rào cổng ngõ; bia di tích trên đỉnh đồi; phục chế 2 cửa hầm địa đạo và hệ thống giao thông hào trên đồi; đường lên đỉnh đồi với 148 bậc cấp và các nhà chờ; cùng các hạng mục như cây xanh, thảm cỏ… Tổng vốn đầu tư xây dựng công trình hơn 10 tỉ đồng từ nguồn ngân sách của tỉnh, huyện và tài trợ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, cùng nhiều nguồn tài trợ khác.

Đường lên đỉnh Núi Chéo với 148 bậc cấp xây bằng đá ong.

Khu di tích lịch sử Núi Chéo không chỉ là nơi để mọi người đến nghiêng mình tri ân theo đạo lý cao đẹp “uống nước nhớ nguồn”, mà với cảnh quan xinh đẹp, thiết kế sáng tạo, nơi đây còn trở thành một địa chỉ văn hóa, một điểm du lịch hấp dẫn của huyện Hoài Ân.

VÕ CHÍ H


Các câu hỏi tương tự
Tú Anh Phan
Xem chi tiết
Nguyễn An Nhiên
Xem chi tiết
nguyễn ngọc thúy vi
Xem chi tiết
Lê Ngọc Anh
Xem chi tiết
phuong
Xem chi tiết
Học 24h
Xem chi tiết
Học 24h
Xem chi tiết
Học 24h
Xem chi tiết
Đặng Thị Lệ Chi
Xem chi tiết