Văn bản ngữ văn 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hemy Pham

thuyết minh về cây cau.

Phạm Thị Huệ
22 tháng 11 2016 lúc 18:54
Trôi dạc về làng quê VN, ta như đến với bầu không khí thanh bình mà yên ả - nơi có những đồng lúa chín vàng ươm màu nắng, có rặng tre xanh toả mát bên bờ sông. Đặc biệt, khi luồn lách wa từng con xóm nhỏ, ta luôn có thể bắt gặp hình ảnh cây cau dọc hay bên đường. Nó giản dị, đơn sơ mà làm bao người phải nhớ mãi. Chính vì cau có ở khắp làng wê nên giờ đây cau trở thành loài cây thân thuộc với đời sống người dân Việt Nam.
Là đứa con của người dân Việt Nam, không ai là không biết cau đã xuất hiện từ rất lâu đời. Chắc hẳn ai cũng nghĩ rằng cây cau xuất hiện là từ “ Sự tích trầu cau” - một câu chuyện sâu sắc mà đầy tình cảm vì từ xưa, người dân VN luôn tin vào những câu chuyện huyền thoại. Nhưng thực ra cau có tên khoa học là areca catechu mà người ta gọi là tân lang hay binh lang. Cau được trồng nhiều ở các nước Thái Bình Dương và một số nước khác ở fía Đông châu Phi. Cây cau thuộc loài cây thân gỗ, cứng. Chính vì vây, ở làng wê VN, cau có mặt rộng rãi ở mọi nơi.
Khác với các loài cây dân dã khác, cau có những đặc điểm rất nổi bật. Thân cây cao, khoảng chừng 12 – 15 mét với đường kính ước lượng từ 20 đến 30 cm. Không giống như dừa, cau có thân thon hơn, hình trụ tròn mọc thẳng đuột đến tận mây. Thân cau không hoàn toàn nhẵn bóng mà nó khoác trên mình chiếc áo xù xì, bạc phết ở phần gốc, xanh thẳm ở phần giữa và xanh non ở phần ngọn. Phía bên ngoài, thân cau được tạo bởi những chiếc nịt vòng tròn, thô nhám mà người ta gọi đó là khấc cau. Mỗi thân cau cũng phải có đến vài chục khấc như thế. Nhìn vào khấc thì người ta có thể biết được độ tuổi của cau, Chính những chiếc khấc ấy lại là dấu tích còn lại của những bẹ lá cau đã bức mình khỏi thân.
Đặc điểm để nhận biết cau dễ nhất đó là cây cau ko bao giờ phân nhánh. Lên đến gần ngon thì cây cau mới bắt đầu toả ra. Lá cau có màu xanh, mỗi lá cau được nối từ bẹ cau, ôm chặt lấy nhau và đối xứng ở quanh ngọn. Mỗi tàu lá cau dài từ 1.5 đến 1.7 mét, hình lông chim, có một sóng giữa và có lá chét mọc dài ở hai bên. Vào những đêm trăng rằm, cau lại uỡn mình dưới ánh trăng mà soi bóng xuống mặt đất. Hầu như mỗi cây cau đều cho ta rất nhiều buồng. Mỗi buồng cau được bao bọc bởi một lớp nang và ẩn mình trong bẹ cau. Buồng cau khi trổ có màu trắng nhạt với những đốm nhỏ li ti mang hình vỏ trấu. Hương hoa cau có mùi thơm ngan ngát được gió mang theo toả ra khắp vườn. Để rồi lại có câu hát: “ Hoa cau rụng trắng sân nhà em mà hương cau thơm ngát quanh vườn trầu” Mỗi buồng cau cho ra hàng trăm quả cau. Còn non thì quả có màu xanh ánh vàng nhưng khi đã trưởng thành và già thì kích thước của quả cau bằng cỡ quat trứng gà, xanh đậm hơn. Quả cau có hình nón, đáy phẳng, bên trong cau có hạt màu nâu lốm đốm. Rễ cau thuộc loại rễ chùm, ăn sâu vào lòng đất đến vài chục mét, có khi nhô lên mặt đất ngoằn ngoèo như những con rắn.
Cau có khả năng tăng trưởng rất nhanh và rất dễ sinh sống ở mọi nơi trên nước ta. Thường thì người ta phải chăm sóc đến vài năm cau mới ra quả và cho trái được. Càng lớn, càng lên cao thì cau càng cho quả ít hơn vì có lẽ lúc đó cau đã già rồi.
Cau được chia ra nhiều loại nhưng thường thì ta chỉ biết đến cau kiểng và cau trồng vườn. Cau kiểng là cau dùng để làm cảnh, có thân thấp hơn và hoa cau thì ko thơm. Quả cau cũng vậy, nhỏ hơn hoặc chỉ bằng hạt mít mà thôi. Khi chín thì có màu đỏ và được người ta dùng để làm thuốc. Ngoài ra còn có cau lửa, vỏ vàng, tròn và còn có quả cau vú heo thì nhỏ hơn nữa.
Đối với người dân VN thì quả cau là một món ăn quen thuộc. Nó có vị hăng và thường được bổ ra ăn kèm với trầu, vôi tạo nên cảm giác sản khoái cho người ăn. Nhưng cũng có thể gây say cho những ai mới ăn lần đầu. Trong quả cau có chứa hoạt chất arccun - một loại có thể dùng để tẩy giun và chữa bệnh cho ngựa mà người Ấn Độ vẫn thường dùng. Ngoài ra thân cau còn có thể dùng làm chiếc cầu khỉ để bắt ngang qua những con sông nhỏ. Tàu lá cau khi khô cũng có thể dùng để làm chổi cau quét rác rất thuận lợi. Ngày xưa, vớ người dân cau còn có thể dùng làm thuốc để nhuộm răng.
Đặc biệt trầu cùng với cau chiếm một vị trí quan trọng trong văn hoá của người VN. Đó là những thứ không thể thiếu trong các dịp xã giao hay lễ hội của người Việt. Dường như từ lâu đời cau đã gắn liền với văn hóa tâm linh của người Việt. Chẳng những thế, cau còn có mặt trong các ngày xin tên hay cái giỗ kị ở mỗi gia đình. Chính vì ai cũng nghĩ cây cau là bước ra từ sự tích trầu cau nên chính cau cũng là mối xe duyên cho nhiều chàng trai, cô gái. Cau luôn có mặt ở những lễ cưới, lễ hỏi vì nó là tượng trưng cho tình cảm vợ chồng. Trong giao tiếp, cau cũng đóng vai trò hết sức cần thiết mà người ta nói là “ Miếng trầu là đầu câu chuyện” mà trầu thì chẳng thể nào thiếu cau được. Chính vì vậy, cau đã góp phần làm nên mĩ tục đẹp cho người Việt, làm nên cảnh quan thanh bình ở chốn làng quê.
Với đời sống tâm hồn, cau đã gợi nên bao cảm hứng cho người nghệ sĩ để rồi lấy sự tích trầu cau để nhắc nhỡ về tình cảm yêu thương nhau:
“ Thương nhau cau xấn bổ đôi
Ghét nhau cau xấu bổ ra làm 10”
Ngoài ra cau còn làm nên cái tứ của thơ Hồ Xuân Hương:
“ Quả cau nho nhỏ miếng trầu oi
Này của Xuân Hương đã quét rồi
Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá bạc như vôi”
Cau cũng đã từng gắn bó với một góc trời tuổi thơ của bao người. Chơi trò ú tim cũng dưới bóng cau, rồng rắn lên mây cũng chạy quanh dưới gốc cau. Cau ko chỉ đi vào thơ mà cau còn đi vào nhạc hoạ với bài hát “ Hoa cau vườn trầu” nổi tiếng.
Tất cả cây cối đều làm cho cuộc sống thêm hài hoà. Đặc biệt cau chính là biểu tượng cho sự thanh bình ở làng quê VN. Dù mai này có phải đi xa quê thì hình ảnh cây cau luôn hiện hữu trong lòng mỗi người con. 

 

 

Các câu hỏi tương tự
Hemy Pham
Xem chi tiết
FA CE
Xem chi tiết
Ngô Thị Ánh Vân
Xem chi tiết
Phạm Thị Thủy
Xem chi tiết
Phương Loan
Xem chi tiết
nguyen ngoc son
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Quỳnh
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Quỳnh
Xem chi tiết
hhhh
Xem chi tiết