Văn bản ngữ văn 8

Trần Quốc Đạt

Thuyết minh về cái bút

tui đag cần gấp các bn giúp tui nha......vui

Phương Anh (NTMH)
20 tháng 7 2016 lúc 15:47

Suốt quãng đời cắp sách đến trường, người học sinh luôn bầu bạn với sách, vở, bút, thước… và coi đó là những vật dụng không thể thiếu được. Trong số những dụng cụ học tập ấy thì tôi yêu quý nhất là cây bút bi, một vật đã gắn bó với tôi nhiều năm và chắc trong tương lai sẽ còn hữu ích với tôi lắm!

Hồi còn ở cấp một, tôi dùng bút máy viết mực và chữ tôi khá đẹp, nhưng khi vào cấp hai thì nó lại gây cho tôi khá nhiều phiền toái. Tôi phải vừa viết vừa nghe Thầy, cô giảng bài với tốc độ khá nhanh nên bút máy không thể đáp ứng được yêu cầu này. Chữ viết lộn xộn và lem luốc rất khó coi! Lúc ấy thì Ba mua tặng tôi một chiếc bút bi với lời khuyên: “con hãy thử xài loại bút này xem sao, hy vọng nó có ích với con”. Kể từ đó tôi luôn sử dụng loại bút này để rồi hôm nay có dịp nhìn lại, tìm hiểu đôi điều về nó.

Chiếc bút bi đầu tiên, được một nhà báo Hungary làm việc tại Anh tên Laszlo Biro giới thiệu vào năm 1938. điều khiến Ông nghĩ ra việc sáng chế ra loại bút này là vì những cây bút máy luôn gây cho Ông thất vọng, chúng thường xuyên làm rách, bẩn giấy tờ, phải bơm mực và hay hư hỏng… Vào ngày 15 tháng 6 năm 1938 ông Biro được nhận bằng sáng chế Anh quốc. Từ khi bút bi được ra đời nó đã được cải tiến nhiều để phù hợp với người dùng và đã trở nên thông dụng khắp thế giới. Tuy có khác nhau về kiểu dáng như chúng đều có cấu tạo chung giống nhau. Bút bi có ruột là một ống mực đặc, đầu ống được gắn với một viên bi nhỏ có đường kính khoảng từ 0,7 đến 1 milimet, được coi như là ngòi bút. Khi ta viết mực được in lên giấy là nhờ chuyển động lăn của viên bi này và loại mực dùng cho bút khô rất nhanh.

Con người thường ít nghĩ đến những gì quen thuộc, thân hữu bên mình. Họ cố công tính toán xem trung bình một đời người đi được bao nhiêu km hay một người có thể nhịn thở tối đa bao nhiêu phút nhưng chắc chưa có thống kê nào về số lượng bút họ dùng trong đời! Một cây bút cũng giống như cơ thể con người vậy, ruột bút là phần bên trong cơ thể, đầu bi chính là trái tim và mực chứa trong bút được ví như máu, giúp nuôi sống cơ thể. Còn vỏ bút giống như đầu, mình, tứ chi vậy… chúng phải cứng cáp thì bút mới bền, hoạt động tốt cũng như tạo cho người sử dụng cảm giác thoải mái. Màu sắc và hình dáng bên ngoài giống như quần áo, làm tăng thêm vẽ đẹp cho bút. Các chi tiết của bút dù quan trọng hay thứ yếu đều góp phần tạo nên một cây bút. Như một kiếp tằm rút ruột nhả tơ, âm thầm giúp ích cho đời để rồi khi cạn mực, chúng bị vứt bỏ một cách lạnh lùng. Mấy ai nhớ đến công lao của chúng!

Bước vào năm học mới, các nhà sản xuất bút bi như Bến Nghé, Đông Á, Thiên Long, Hán Sơn… đã lần lượt cho ra đời hàng loạt mẫu mã từ đơn giản cho đến cầu kỳ như bút bấm, bút xoay, bút hai màu, ba màu… đủ chủng loại khác nhau nhằm đáp ứng như cầu người sử dụng. Các cậu nam sinh thì chỉ cần giắt bút lên túi áo đến trường nhưng nhiều bạn gái lại thích “trang điểm” cho bút các hình vẽ, hình dáng xinh xắn lên thân hay đầu bút còn được đính thêm con thú nhỏ ngộ nghĩnh… Thế là những chiếc bút bi lại theo chân trò nhỏ đến trường, giúp các cô, cậu lưu giữ những thông tin, kiến thức vô giá được thầy cô truyền đạt lại với cả tấm lòng!

Có cây bút vẻ ngoài mộc mạc, đơn giản song cũng có cây được mạ vàng sáng loáng. Nhìn bút, người ta biết được “đẳng cấp” của nhau, nhưng nhìn vào nét chữ người ta mới đoán được tính cách hay đánh giá được trình độ của nhau. “Một chiếc áo cà sa không làm nên ông thầy tu”, một cây bút tuy tốt, đắt tiền đến cỡ nào cũng chỉ là vật để trang trí nếu vào tay kẻ đầu rỗng mà thôi! Bút là vật vô tri, nên nó không tự làm nên những câu chữ có ý nghĩa nhưng nếu trong tay người chủ chuyên cần, hiếu học nó sẽ cho ra đời những bài văn hay, những trang viết đẹp. Để trở thành người chủ “tài hoa” của những cây bút, người học sinh cần rèn luyện cho mình thói quen vở sạch, chữ đẹp và luôn trau dồi kiến thức học tập… hãy biến chúng thành một người bạn thân thiết, một cánh tay đắc lực trong việc học tập bạn nhé!

Cùng với sách, vở… bút bi là dụng cụ học tập quan trọng của người học sinh, vì vậy chúng ta cần phải bảo quản bút cho tốt. dùng xong phải đậy nắp ngay để tránh bút rơi làm hư đầu bi, bộ phận quan trọng nhất của bút. Đặc biệt là luôn để bút ở tư thế nằm ngang giúp mực luôn lưu thông đều, không bị tắc. Một số loại bút bi có thể thay ruột khi hết mực và mình xin mách các bạn một mẹo nhỏ là nếu để bút bi lâu ngày không xài bị khô mực thì đừng vội vứt bỏ mà chỉ cần lấy ruột bút ngâm trong nước nóng độ 15 phút… cây bút của bạn có thể được phục hồi đấy!

Có thể nói rằng bút bi là một trong những phát minh quan trọng của con người. Ngày nay cứ 1 giây lại có 57 cây bút bi được bán ra trên thế giới, chứng tỏ tầm ảnh hưởng quan trọng của nó. Khoa học tiến bộ, nhiều công cụ ghi chép tinh vi hơn, chính xác hơn lần lượt xuất hiện nhưng bút bi vẫn được nhiều người sử dụng bởi nó rẻ và tiện lợi. Cầm cây bút bi trên tay, nắn nót từng chữ viết cho người thân yêu, chúng ta mới gửi gắm được trong đó bao nhỉ. 

Bình luận (0)
Nguyễn T.Kiều Linh
20 tháng 7 2016 lúc 10:01

Bút bi là một dụng cụ học tập quen thuộc của mỗi một học sinh và nó sẽ luôn gắn bó với chúng ta suốt chặng đường tiếp thu học vấn cũng như công việc.

“Nét chữ là nết người” – câu thành ngữ ngắn gọn đã đi sâu vào trong tiềm thức của mỗi người dânViệt Nam, nhắc nhở ta về học tập cũng như tầm quan trọng của nét chữ. Bởi học tập là một quá trình đầy khó khăn vất vả để xây dựng những nhân tài phục vụ cho tổ quốc ngày càng tuơi đẹp. Và trong quá trình gian nan đó, đóng góp một công lao không nhỏ chính là cây bút bi. Bút bi được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930. Sau thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, ông Biro phát hiện ra được một loại mực in giấy rất nhanh khô. Từ đó, ông đầu tư thời gian nghiên cứu và chế tạo ra một loại bút sử dụng loại mực như thế. Bút bi được tạo thành từ 2 bộ phận chính là Vỏ bút và Ruột bút. Ở bộ phận thứ nhất là vỏ bút thường có chất liệu làm bằng nhựa (hay kim loại được phủ sơn) được sử dụng để bào vệ các thiết bị bên trong, đồng thời làm cho cây bút được đẹp và sang trọng hơn. Vỏ bút thường có dạng hình ống trụ tròn dài từ 14-20cm, trên thân bút thường được in tên nhà sản xuất và một vài thông số kỹ thuật (tùy loại bút). Để thu hút người dùng, các nhà sản xuất thường tạo ra nhiều mẫu mã đa dạng và phong phú; hấp dẫn về màu sắc, kết hợp nhiều màu sắc (trắng – xanh – đỏ – vàng – tím – lục – lam…) để tăng tính mỹ thuật và làm đẹp thêm cho cây bút. Để hấp dẫn đối tượng học sinh, bút có thể mang hình dáng quá ngô, hay hình Doremon hoặc in hình các nhân vật truyện tranh, ngôi sao điện ảnh lên thân bút. Để tăng tính sang trọng cho cây bút, phụ vụ người làm việc công sở, kinh doanh, bút có thể được làm bóng óng ánh, mạ màu vàng hay màu bạc sáng chói, nhìn là biết sản phẩm cao cấp, mắc tiền. Về chủng loại, bút bi có hàng nhập nước ngoài (hàng ngoại) và hàng sản xuất trong nước (hàng nội). Có người cho rằng “hàng ngoại nhập là tốt nhất” nhưng thực ra chưa phải là như thế. So về mặt giá cả của loại bút bình thường, bút bi nội có giá trung bình từ 1500 đồng đến 5000 đồng một cây, còn bút ngoại nhập có giá từ 5000 đồng đến 10000 đồng, thậm chí còn lên đến 15000 đồng một cây. Trong khi đó, so sánh về chất lượng, bút bi nội và bút bi ngoại đều có cùng dung tích mực, độ bền như nhau. Chính vì vậy, bút bi nội được các bạn học sinh ưa chuộng và sử dụng nhiều hơn. Ở bộ phận thứ hai là ruột bút có vai trò quan trọng trong số các bộ phận của cây bút vì nó có chứa mực (mực xanh, mực đỏ, mực đen,…), có tác dụng giữ mực để đẩy mực ra ngoài khi chúng ta viết. Trong ruột bút, ở phần đầu có một viên bi nhỏ (lăn tròn khi chúng ta viết) để làm điều hòa lượng mực có trong bút. Ruột bút thường được làm từ nhựa dẻo, rỗng để chứa mực đặc hoặc mực nước. Đặc biệt, để làm nên cây bút bi thì không thể thiếu bộ phận đi kèm như: lò xo, nút bấm, nắp đậy, trên ngoài vỏ có đai để gắn vào túi áo, vở, tạo sự thuận lợi cho người dùng. Cách sử dụng bút bi thì rất đơn giản. Chúng ta chỉ cần vặn nhẹ, hoặc ấn nút hoặc rút nắp bút lên. Sau đó thì dặt bút xuống để viết, khi viết xong, chúng ta cần đậy nắp bút lại cẩn thận, tránh làm rớt bút. Cây bút bi là đồ vật không thể thiếu đối với người học sinh, nó vừa tiện lợi mà cũng rất thông dụng lại hiệu quả cao cho mọi công việc. Không chỉ học sinh mà những người làm văn phòng, làm kinh doanh cũng cần đến, bởi họ luôn phải ghi chép hay kí những hợp đồng hay những công trình nhận thi công.
Bình luận (0)
Trần Quốc Đạt
20 tháng 7 2016 lúc 18:17

thanks bn

 

Bình luận (0)
Phương Anh (NTMH)
20 tháng 7 2016 lúc 18:19

Trần Quốc Đạt kcj

hjj

Bình luận (0)
Hoàng Dung
29 tháng 7 2016 lúc 9:24

Co coppy o tren mang ko vay

Bình luận (0)
Lê Ngọc Anh
23 tháng 11 2017 lúc 23:04

Từ thời xa xưa, con người đã cần đến dụng cụ để viết. Cây bút của người cổ đại rất thô sơ bằng tre, đá và cả bằng lông chim, lông ngỗng. Nhưng để thuận tiện hơn trong việc viết lách, người ta đã phát minh ra bút bi. Cây bút bi tưởng chừng như bé nhỏ nhưng lại là phát minh đóng góp to lớn cho sự hình thành và cách mạng hóa việc viết chữ.

Nguồn gốc của cây bút bi là do một người thợ Tây phương sáng chế ra nhưng không được khai thác thương mại. Mãi đến những năm cuối thế kỉ XIX, một nhà báo người Hungary tên là Lazso Biro đã nhận thấy sự bất tiện trong việc viết bằng bút chấm mực. Loại bút mới phát minh này rất lâu khô, dễ lem, rất nặng và đầu bút nhọn. Sau đó, Lazso Biro đã cải tiến cây bút này thành một loại bút có một ống mực và đầu viết có một viên bi lăn. Nhờ sự ma sát giữa viên bi và giấy mà mực được viết ra. Thế nhưng lại một vấn đề mới được đặt ra, loại mực của chiếc bút bi này rất lâu khô và không thích hợp cho nghề báo của ông đặc biệt là phải đi nhiều nơi lấy thông tin và ghi tốc kí. Và Lazso Biro lại cặm cụi tìm cách giải quyết. Ông để ý thấy loại mực dùng để in báo rất mau khô. Ông đã vận dụng sự phát hiện này để hoàn thiện cây bút của mình. Với sự giúp đỡ của anh họ là một nhà nghiên cứu khoa học, ông đã giải quyết được tình trạng của cây bút. Cây bút của ông viết mau khô hơn. Năm 1887, ông nhận bằng sáng chế Anh quốc và từ đó bút bi được sử dụng rộng rãi cho tới ngày nay.

Bút bi chúng ta dùng hiện nay có hai loại: bút dùng một lần và bút dùng để bơm mực nhiều lần để dùng lại. Nhưng phần lớn chúng ta hay dùng loại bút dùng một lần, khi dùng hết mực rồi bỏ. Loại bút này có hai phần: ruột bút và vỏ bút. Phần ruột bút là ống nhựa mềm hoặc cứng chứa mực đặc. Lớp trên của mực trong ống được bơm thêm một loại chất trong suốt (hay có màu) để mực không tràn ra ngoài. Một đầu của ống mực gắn ngòi bút. Ngòi bút bi thường làm bằng kim loại có đầu nhọn hở một lỗ nhỏ có gắn viên bi đường kính từ 0,7 – 1mm. Nhờ sự ma sát của viên bi mực bám trên viên bi mà chúng ta có thể viết được. Phần vỏ bút thường làm bằng nhựa cứng hay kim loại quý (tùy theo mẫu mã và thị hiếu của người tiêu dùng). Có loại vỏ bút thiết kế thêm nắp đậy. Trong nắp có một miếng đệm cao su để mực không bị khô và viên bi không bị trầy khi va chạm nhỏ. Có loại vỏ được thiết kế với phần đầu có cái núm bấm lên xuống (đối với loại này thì bút được gắn thêm lò xo). Khi cần dùng, ta chỉ cần bấm ở đầu ngòi bút, ngòi bút sẽ lộ ra để viết, khi không viết nữa, ta chỉ cần bấm thêm lần nữa, ngòi bút lại thụt vào, tránh hư ngòi viết thật tiện dụng. Còn loại bút có thể bơm mực dùng lại thì phức tạp hơn một chút. Ruột của loại bút này làm bằng nhựa hay kim loại. Ở phần đầu ruột bút có một cái nút bằng nhựa gắn chặt vào thành ruột bút. Mỗi khi dùng hết mực ta có thể mua mực bơm thêm (loại mực đặc biệt dành cho bút bi) hay thay ruột bút. Về cấu tạo vỏ thì không khác loại bút dùng một lần ta vừa nêu trên.

Trên thị trường hiện nay, có vô số chủng loại bút bi, mẫu mã, màu sắc khá đa dạng. Có loại bút bi đậy nắp, có loại bấm ở đầu bút để ngòi lộ ra, có loại xoay thân bút,có loại trượt,… tùy vào sở thích của người sử dụng. Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều thương hiệu bút bi, trong đó bút của các hãng Thiên Long, Bến Nghé khá uy tín. Giá một cây bút bi khá rẻ, dao động từ 1500 – 4000 đồng một cây. Một số loại bút trang trí hoặc để làm quà tặng thì có giá khá cao, từ mười mấy nghìn đến vài chục nghìn. Riêng bút bi dành cho doanh nhân, vỏ làm bằng kim loại quí thì có giá khá cao từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng một cây. Nói chung, bút bi hợp túi tiền với tất cả mọi người, từ học sinh – sinh viên ít tiền đến các doanh nhân thành đạt. Bút bi là loại bút rất hữu ích cho đời sống con người. Bút bi giúp cho công việc học tập, viết lách trở nên hiệu quả hơn, tiện lợi hơn. Bút bi còn có thể sáng tạo nghệ thuật, Từ chiếc bút bi, người ta có thể vẽ được bức tranh đẹp hay xăm hình nghệ thuật bằng bút bi. Và bút bi còn có thể là một món quà ý nghĩa cho người thân yêu của bạn. hẳn rằng nếu thiếu bút bi thì cuộc sống của con người sẽ khó khăn trong việc viết. Bút bi có rất nhiều công dụng mà chúng ta chưa kể hết. Bút bi đã thay đổi lịch sử về việc viết chữ của loài người.

Để bảo quản một cây bút bi không khó khăn lắm. Mỗi lần viết xong ta phải đậy nắp lại hay bấm cho ngòi bút thụt vào để tránh làm bút khô mực và nếu chẳng may va chạm hay rơi xuống đất thì không bị bể bi không dùng được. Nếu bút bị tắc mực, ta có thể dốc ngược bút xuống để mực chảy về phía đầu ngòi bút thì bút sẽ viết được trở lại. Thường khi để lâu ngày, bút dễ bị khô mực, ta có thể ngâm ruột bút trong nước ấm độ 15 phút hoặc hơn thì bút sẽ hết khô mực và viết được. Tóm lại, bút có viết được lâu bền hay không là do cách bảo quản của người sử dụng: “Của bền tại người”.

Cây bút bi – một phát minh đóng góp to lớn cho nhân loại, một đồ dùng không thể thiếu được trong cuộc sống hằng ngày. Bút bi là người bạn đồng hành của mọi người, đặc biệt là với học sinh. Bút bi vẫn mãi gắn bó với tuổi học trò đầy thơ mộng và đầy ắp trong những trang nhật kí thơm mùi mực viết. Dù thời gian có đổi thay qua những thăng trầm của cuộc sống, cây bút bi tuy được cải tiến về nhiều mặt và có thêm nhiều công dụng khác nhưng bút bi vẫn làm công việc mà nó vẫn thường làm tô điểm cho đời và hữu ích cho con người.

_chúc bạn học tốt nheng_ by: mạng
Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Linh Bùi
Xem chi tiết
Linh Bùi
Xem chi tiết
Mamury
Xem chi tiết
Minh Cao
Xem chi tiết
Ngọc Thảo
Xem chi tiết
Natoco Reed
Xem chi tiết
Natoco Reed
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Minh Thư
Xem chi tiết
Đặng Kim Ngọc
Xem chi tiết