I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Có người thích sống một cuộc sống không có những bước ngoặt quá lớn làm đảo lộn cuộc đời của họ. Nhưng chúng ta không biết được ngày mai sẽ như thế nào? Thế nên bất kỳ ai cũng không thể sống thay cho người khác được. Thông thường, cha mẹ muốn giữ con ở một mức độ an toàn nào đó theo giới hạn mà họ nghĩ là đủ cho con của họ được lớn lên một cách tốt đẹp.
Nhưng khi con sống và lớn lên theo cách mà cha mẹ muốn thì chúng giống như những chiếc quần Jean mới tinh, còn nguyên tem nguyên mác, chưa được sử dụng và va chạm với cuộc sống. Chúng là những vật dùng để trang trí hơn là phục vụ cho cuộc sống của con người. Nhưng nếu chỉ làm một vật trang trí thôi thì chúng đâu có giá trị gì trong cuộc sống. Con cái giống như những cái nút áo xinh đẹp điểm tô cho cái áo của cha mẹ – nhưng nếu chỉ để con làm một cái nút áo xinh xắn thì đến bao giờ chúng mới chịu được phong sương của cuộc sống? (…)
Trải nghiệm cuộc sống sẽ giúp bạn nhận ra điều thiếu sót của bản thân, cố gắng sống mạnh mẽ và hoàn thiện hơn. Khi trải nghiệm những đắng cay, vui buồn, thất bại thành công trong đời, bạn mới thấy cuộc đời của mình ý nghĩa và đáng sống. Đừng ngại va chạm và giấu mình: bạn sẽ không bao giờ chạm tới được các vì sao.
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2: Chỉ ra một biện pháp tu từ trong câu sau và nêu tác dụng: “Con cái giống như những cái nút áo xinh đẹp điểm tô cho cái áo của cha mẹ – nhưng nếu chỉ để con làm một cái nút áo xinh xắn thì đến bao giờ chúng mới chịu được phong sương của cuộc sống?”
Câu 3: Theo anh/ chị vì sao người viết đưa ra lời khuyên: “Đừng ngại va chạm và giấu mình: bạn sẽ không bao giờ chạm tới được các vì sao”
Câu 4: Thông điệp mà anh/chị tâm đắc nhất từ văn bản là gì? Vì sao?
Tại sao tác giả cho rằng: Người bình thường chỉ có thế đồng cảm với đồng loại hoặc cùng lắm là với động vật mà thôi, còn nghệ sĩ lại có lòng đồng cảm bao la quảng đại như tấm lòng trời đất, trải khắp vạn vật có tình cũng như không có tình?
Nhà văn Kim Lân có lần tâm sự về ông Hai – nhân vật chính trong truyện ngắn “Làng” của ông:
“Đó là người nông dân nghèo khổ có những nét rất mới không giống bất kỳ người nông dân nào trong các truyện ngắn, truyện dài nào trước kia”.
( Theo “Nhà văn nói về tác phẩm”,Hà Minh Đức,NXB Giáo dục,2004,tr.264)
Dựa vào truyện ngắn “Làng” và những hiểu biết về người nông dân trước Cách mạng trong các truyện đã học, hãy làm sáng tỏ những nét “rất mới” ở nhân vật này.
Dù cùng nói một nội dung, nếu không có phản ứng từ người nghe, người nói sẽ cảm
thấy mất sức hơn bình thường gấp hai, ba lần. Nhờ có những người chăm chú lắng nghe ta nói
như nghe tiếng nước bình đạm chảy mà câu chuyện của ta sẽ trở nên thông suốt và bầu không
khí cũng vui vẻ hơn. Ngược lại, nếu đối phương chỉ như một bức tường im lìm không phản
ứng gì, lời ra nói sẽ trở nên vô nghĩa, và chính bản thân ta cũng bắt đầu thu mình lại. Bởi vậy,
chân thành lắng nghe người khác chính là cách bộc lộ sự quan tâm, nhường nhịn và tình yêu
thương cụ thể, năng động nhất.
Đã từng có lúc tôi thắc mắc không hiểu tại sao người ta sử dụng các mạng xã hội như
Twitter, Facebook, Kakao Story,... bất kể ngày đêm như thế. Tôi đã không thể hiểu được lý
do tại sao dù không ai bắt ép nhưng mọi người vẫn chia sẻ hình ảnh, suy nghĩ, những việc mình
làm trong ngày với cả thế gian. Có lẽ vì chúng ta vẫn hằng mong sẽ có ai đó trên mạng lắng
nghe câu chuyện của mình. Phải như vậy ta mới cảm thấy hành động của mình có ý nghĩa và
sự tồn tại của mình có giá trị. Cảm giác mệt mỏi vì phải sống từng ngày không chút ý nghĩa,
như phải đứng trên một sân khấu không khán giả, không ai quan tâm cũng sẽ được xoá nhoà.
Hãy nhìn xung quanh xem có người thân hay bạn bè nào của bạn đang gặp khó khăn
hay không. Cho dù bạn không biết cách giải quyết những vấn đề của họ đi chăng nữa, họ cũng
sẽ rất biết ơn nếu bạn thật lòng lắng nghe câu chuyện của họ đấy.
(Trích Yêu những điều không hoàn hảo – Haemin, NXB Thế Giới, 2016)
Câu 1 (1 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2 (1 điểm) Theo tác giả, vì sao mọi người thường chia sẻ những câu chuyện của mình lên
các trang mạng xã hội?
Câu 3 (1,5 điểm) Nội dung chính của văn bản trên là gì?
Câu 4 (1,5 điểm) Anh chị có đồng tình với quan điểm “chân thành lắng nghe người khác chính
là cách bộc lộ sự quan tâm, nhường nhịn và tình yêu thương cụ thể, năng động nhất” không?
Vì sao?
“Ở Phong Châu có người họ Hồ tên là Kỳ Vọng. Cuối đời họ Hồ, Kỳ Vọng đi buôn bán, ngụ ở thành Xương Giang, rồi ốm chết ở thành ấy. Người vợ nghèo kiết, không có tiền để đưa ma chồng về quê được, phải đem bán người con gái nhỏ là Thị Nghi cho một nhà phú thương họ Phạm. Người con gái lớn lên, khá có tư sắc, họ Phạm yêu mến rồi cùng nàng tư thông. Vợ Phạm biết việc ấy, bèn mượn cớ khác đánh Thị Nghi một trận đau quá đến chết rồi đem chôm ở bên cạnh làng. Sau đấy mấy tháng hồn Thị Nghi hưng yêu tác quái, biến huyễn đủ vẻ, hoặc nhập vào chị ả buôn tương, hoặc ốp vào cô nàng bán rượu, người có vai vế thì bị dâm sát, người có tiền của thì bị bóc lột, suốt một dải đường mười dặm, người ta đều phải đi trưa về sớm, bảo nhau thấy gái đẹp chớ trêu vào. Sau người làng đó biết là hồn Thị Nghi làm tai làm quái, bèn đào mả tán xương vứt xuống sông, từ đấy việc quấy nhiễu cũng hơi bơn bớt.”
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích
Câu 2: Theo đoạn trích, cha của Thị Nghi là ai?
Câu 3: Sau khi bị đánh chết, hồn Thị Nghi đã xuất hiện trong những con người nào?
Câu 4: Sự tác yêu tác quái của hồn ma Thị Nghi đã gây nên những hậu quả như thế nào?
Câu 5: Nêu hiệu quả của biện pháp liệt kê được sử dụng trong câu văn: “Sau đấy mấy tháng hồn Thị Nghi hưng yêu tác quái, biến huyễn đủ vẻ, hoặc nhập vào chị ả buôn tương, hoặc ốp vào cô nàng bán rượu, người có vai vế thì bị dâm sát, người có tiền của thì bị bóc lột, suốt một dải đường mười dặm, người ta đều phải đi trưa về sớm, bảo nhau thấy gái đẹp chớ trêu vào.”
Câu 6: Theo anh/chị, hành động người làng đào mà vứt xương Thị Nghi xuống sông mang tính tích cực hay tiêu cực? Vì sao?
Thơ không phải là nội tâm mà là nhịp điệu của nội tâm, không phải là cảm xúc mà là khoảnh khắc lóe sáng trên đỉnh cao của cảm xúc. Thơ không bao giờ là chuyện ở ngoài kia mà là chuyện ở trong này, nơi mọi thứ đã được thâu nhận đầy đủ vào buồng chứa tâm can. (Nguyễn Thanh Tâm)
Anh/Chị hãy bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên.
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
(1) “Các em học sinh thân mến, có lẽ các em sẽ ngạc nhiên khi hôm nay thầy sẽ nói với các em về căn bệnh mà ít nhiều chúng ta sẽ mắc phải. Căn bệnh này tuy không làm chết người ngay lập tức nhưng nguy hiểm lắm, nếu nhiều người không quyết tâm chạy chữa thì họ có thể trở thành những người vô dụng. Nguy hiểm hơn nữa nếu xã hội có nhiều người mắc bệnh này thì sẽ trở nên nghèo nàn lạc hậu, không bao giờ tiến bộ được. Căn bệnh này làm cho con bệnh dần dần trở thành người có nhân cách thấp kém, sống theo lối bầy đàn và không giúp ích gì cho xã hội.
(2) Đó là thầy đang muốn nói về căn bệnh lười, một căn bệnh có nguy cơ lan rộng một cách nhanh chóng. Bệnh này có những biểu hiện và triệu chứng như sau: lười học, lười nghe giảng, lười làm bài tập, lười suy nghĩ, lười phản biện, lười đặt câu hỏi.
Câu 3. Xác định biện pháp tu từ nổi bật và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó trong câu văn: “Lười đọc sách hoặc chỉ đọc những cuốn sách nhảm nhí, lười đọc kiến thức tham khảo; lười lao động, lười làm việc chân tay kể cả những điều phục vụ cho chính bản thân mình; lười tập thể dục thể thao, rèn luyện thân thể.
(4) Mỗi một người đều có một thời gian sống rất hữu hạn, nếu họ mắc phải bệnh lưởi thì khoảng thời gian sống đó càng trở nên rất ngắn ngủi. Con bệnh sống một cách u hat hat e o dot a i , họ không suy nghĩ gì, không làm được một việc gì mặc cho thời gian vẫn trôi đi từ giờ này sang giờ khác, ngày này qua ngày khác, thậm chí năm này qua năm khác”.
Câu 4. Rút ra thông điệp có ý nghĩa nhất với anh / chị từ văn bản trên và giải thích vì sao thông điệp đó có ý nghĩa nhất với bản thân? (trả lời 3-5 dòng)
Câu 7: Câu văn: "Ông gọi là bông thì tụi nhỏ không được gọi hoa, ông nói hoa là hoa hồng hoa huệ gì đó, còn mồng gà, vạn thọ hay sao nhái thì phải kêu bằng bông, cũng như núm mối mà cử học đòi nấm mối, cái thứ dân dã, mọc vườn hoang phải kêu sao cho dân dã, dễ nghe" nói lên tập quán nào của
người Việt:
A. Sử dụng từ địa phương
B.Thích sử dụng từ lai tạp.
C.Phát âm sai chính tả
D.Cả ba đáp án trên
Nói về truyền thống yêu nước của dân tộc ta Hồ Chí Minh đã nhận xét: "Dân ta có 1 lòng nồn nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng, thì tinh thân ấy lại sôi nổi, nó kết thành 1 làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước "
Bằng thực tiễn quá trình đấu tranh tự bảo vệ tổ quốc dân tộc, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên