Đáp án bài toán lớp 6 có thể làm khó bạn
Bài toán tính độ dài cây nến đã thực sự làm khó nhiều người. Một số khác lại đưa ra cách giải không phù hợp với học sinh lớp 6-7.Đề bài:
Peter và Jane mỗi người có một cây nến. Cây nến của Jane ngắn hơn của Peter
3 cm. Hai người thắp nến ở hai thời điểm khác nhau. Peter thắp nến lúc 7h và Jane thắp lúc 9h. Hai cây nến bằng nhau lúc 10h.
Sau đó, nến của Jane cháy tiếp 4 giờ và của Peter cháy tiếp 6 giờ thì tắt. Hỏi ban đầu độ dài cây nến của Peter là bao nhiêu?
Sau khi hai cây nến cháy bằng nhau, nến của Jane cháy tiếp 4 giờ và của Peter cháy tiếp 6 giờ thì tắt. Trong trường hợp này, thời gian tỷ lệ nghịch với vận tốc cháy. Từ đó ta có tỷ lệ vận tốc cháy giữa nến của Peter và Jane là 4 : 6 = 2 : 3
Gọi chiều dài cây nến của Peter là a (cm). Suy ra, chiều dài cây nến của Jane là
a - 3 (vì nến của Jane ngắn hơn của Peter 3 cm).
Nến của Peter cháy được 9 tiếng. Suy ra vận tốc cháy của nến là a/9.
Nến của Jane cháy được 5 tiếng. Suy ra vận tốc cháy của nến là (a-3)/5.
Vì tỷ lệ vận tốc cháy giữa nến của Peter và Jane là 2 : 3 nên ta có
a/9 = (2/3) x (a-3)/5.
Giải phương trình một ẩn trên ta được a = 18 (cm)
Như vậy, cây nến của Peter ban đầu dài 18 cm.
http://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/dap-an-bai-toan-lop-6-co-the-lam-kho-ban-3536145.html
Hình như Minh Hiếu lấy từ đây
ọe cả câu hỏi lẫn câu trả lời đều đc chép nguyên si