a. Thí nghiệm của nhóm Dũng và Tú
* Các bước thí nghiệm:
+ Bước 1: Trồng hai cây tươi vào chậu
- Chậu A: cắt bỏ lá -
Chậu B: không cắt bỏ lá
+ Bước 2: chùm túi ni lông vào cả 2 cây
+ Bước 3: để sau 1 giờ và quan sát
- Kết quả: + Thành túi ni lông ở chậu A vẫn trong
+ Thành túi ni lông ở chậu B mờ đi, không nhìn rõ lá nữa.
- Giải thích:
+ Do ở chậu B cây có hiện tượng thoát hơi nước làm cho túi ni lông bị mờ đi. Chậu A không có.
- Kết luận:
+ Thí nghiệm đã chứng minh được ở cây có lá đã có hiện tượng thoát hơi nước, cây không có lá không có hiện tượng đó.
+ Tuy nhiên, thí nghiệm chưa chứng minh được lượng nước thoát ra là do rễ hút lên.
b. Thí nghiệm của Tuần và Hải
* Tiến hành thí nghiệm
- Lấy 2 lọ thủy tinh A và B có mức nước bằng nhau trên phủ 1 lớp dầu. + Lọ A: cây tươi có rễ, thân, lá
+ Lọ B: cây tươi có rễ, thân, không có lá
- Đặt cả 2 lọ lên bàn cân sao cho cân thăng bằng
- Quan sát hiện tượng xảy ra sau 1 giờ.
- Kết quả: sau 1 giờ, mực nước ở lọ A giảm hẳn, mực nước ở lọ B giữ nguyên. Cán cân lệch về đĩa có lọ B.
- Giải thích: do cây ở lọ A có hiện tượng thoát hơi nước qua lá và nước đó là do rễ hút lên. Làm cho nước trong lọ A giảm đi. Lọ B không có hiện tượng đó cân nghiêng về phía lọ B.
- Kết luận: thí nghiệm chứng minh được nước do rễ hút lên đã được thoát ra ngoài qua lá.
* Lưu ý: trong cả 2 thí nghiệm các bạn đều dùng 2 cây tươi. Một cây cắt bỏ lá, 1 cây còn lá để chứng minh được vai trò của lá trong thí nghiệm (vai trò thoát hơi nước).
- Từ thí nghiệm trên ta rút ra được kết luận
+ Thí nghiệm 2 của Tuấn và Hải đầy đủ hơn kiếm tra được sự đoán ban đầu ở đề bài đó là: chứng minh được phần lớn nước do rễ hút sẽ được thải ra ngoài qua hiện tượng thoát hơi nước ở lá qua lỗ khí ở lá.
Tick nha