Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6

Bài 12: Bắc Trung Bộ

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
datcoder

Theo Nghị quyết số 81/2023/QH15 ngày 09 tháng 01 năm 2023 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kì 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, nước ta được quy hoạch thành 6 vùng kinh tế là: Trung du miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung gồm 14 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Như vậy, Bắc Trung Bộ là một bộ phận lãnh thổ của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. Vậy tự nhiên và phân bố dân cư ở Bắc Trung Bộ có những đặc điểm gì? Đặc điểm đó ảnh hưởng như thế nào đến phát triển và phân bố kinh tế của Bắc Trung Bộ?

Nguyễn  Việt Dũng
20 tháng 4 2024 lúc 22:58

- Đặc điểm phân bố dân cư:

+ Mật độ dân số: thấp hơn mức trung bình của cả nước.

+ Phân bố dân cư và dân tộc ở Bắc Trung Bộ có sự khác nhau theo không gian: dân cư tập trung đông ở khu vực đồng bằng ven biển nhờ các điều kiện thuận lợi về vị trí địa lí, tự nhiên và trình độ phát triển kinh tế,...; ở khu vực đồi núi, dân cư thưa hơn do điều kiện tự nhiên khó khăn, phát triển kinh tế còn nhiều hạn chế,... Dân cư chủ yếu sống ở nông thôn, chiếm 74,2 % tổng dân số ở Bắc Trung Bộ

- Đặc điểm tự nhiên và sự phân bố và phát triển kinh tế Bắc trung bộ:

+ Lãnh thổ và địa hình: Lãnh thổ Bắc Trung Bộ kéo dài từ bắc xuống nam, phía tây là núi, đồi; tiếp đến là dải đồng bằng ven biển; phía đông là biển và thềm lục địa. Đặc điểm này tạo thuận lợi cho Bắc Trung Bộ hình thành cơ cấu kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản.

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với mùa đông lạnh, có sự phân hoá giữa khu vực phía đông với phía tây dãy Trường Sơn Bắc, phân hoá theo độ cao địa hình. Đặc điểm khí hậu này tạo điều kiện cho Bắc Trung Bộ đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp, đồng thời tác động đến các ngành kinh tế khác.

+ Nguồn nước ở Bắc Trung Bộ phong phú, có một số sông lớn như: sông Mã, sông Chu, sông Cả, sông Gianh, sông Hương,...; các mỏ nước nóng, nước khoảng như: Bang (Quảng Bình), Sơn Kim (Hà Tĩnh).... cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt, xây dựng nhà máy thuỷ điện, phát triển du lịch.....

+ Rừng của Bắc Trung Bộ chiếm 21,1% diện tích rừng cả nước (năm 2021), phân bổ tập trung ở phía tây với nhiều vườn quốc gia (Bến En, Pù Mát, Vũ Quang, Phong Nha – Kẻ Bàng, Bạch Mã), Khu dự trữ sinh quyển thế giới miền Tây Nghệ An.... thuận lợi để phát triển lâm nghiệp, công nghiệp sản xuất và chế biến gỗ, du lịch sinh thái....

+ Khoáng sản đa dạng như: crôm (Thanh Hoá); sắt (Hà Tĩnh); đá vôi (Thanh Hoá, Nghệ An); sét, cao lanh (Quảng Bình); tí-tan (Quảng Bình, Thừa Thiên Huế),... là điều kiện để phát triển các ngành công nghiệp khai thác khoáng sản.

+ Biển, đảo: Vùng biển rộng, nguồn lợi thuỷ sản dồi dào, bờ biển dài với nhiều bãi biển đẹp (Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Đá Nhảy, Lăng Cô,...), nhiều đảo (hòn Mê, hòn Ngư, Cồn Cỏ,...), đầm phá (Tam Giang – Cầu Hai).... cho phép phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biến: khai thác và nuôi trồng hải sản, giao thông vận tải, du lịch, khai thác khoáng sản