* Các vương triều Đại Việt quan tâm đến giáo dục, khoa cử, vì:
- Giáo dục phát triển góp phần nâng cao trình độ nhận thức, văn hóa của nhân dân
- Thông qua giáo dục, khoa cử có thể bồi dưỡng và lựa chọn ra những người hiền tài để phục vụ cho sự phát triển của đất nước.
- Phát triển giáo dục và khoa cử cũng đồng thời là chính sách để góp phần bảo vệ chế độ chính trị, sự ổn định của trật tự xã hội. Bởi:
+ Giáo dục là một trong những phương tiện chủ yếu để tuyên truyền pháp luật, chủ trương, chính sách của nhà nước.
+ Nội dung học tập chủ yếu của nền giáo dục ở Việt Nam thời phong kiến là các quan điểm, tư tưởng của Nho giáo, ví dụ: quan điểm “trung quân ái quốc”; quan điểm về “tam cương - ngũ thường”… các quan điểm của Nho giáo có vai trò lớn , chi phối tới đời sống tư tưởng, tinh thần của nhân dân. Do đó, phát triển giáo dục Nho học cũng sẽ góp phần duy trì sự ổn định của trật tự, lễ giáo phong kiến.
- Mặt khác, việc phát triển giáo dục và khoa cử cũng góp phần giúp đất nước Đại Việt lưu giữ, truyền đạt tri thức, văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác.