Cận thị là tật khúc xạ gây rối loạn chức năng thị giác và chiếm một vị trí đáng kể trong nhóm tật về thị giác, đặc biệt ở học sinh và người lao động trẻ.
Nguyên nhân: Di truyềnBệnh bẩm sinh do yếu tố di truyền, cha mẹ cận thị thì con cũng có thể bị cận thị. Cận thị do yếu tố di truyền có đặc điểm là độ cận cao, độ tăng nhanh cả khi đã ở tuổi trưởng thành, có nhiều biến chứng như: thoái hóa hắc võng mạc, xuất huyết hoàng điểm, bong hoặc xuất huyết thể pha lê, rách hay bong võng mạc,... khả năng phục hồi thị lực của bệnh nhân kém dù được điều trị.
Mắc phảiTrong trường hợp cận thị không phải ở dạng bẩm sinh thì thường xuất hiện nhiều hơn ở trẻ em ở độ tuổi từ 10 - 16 trong quá trình phát triển của nhãn cầu mắt. Phần lớn là do các em học tập, làm việc, nhìn gần trong điều kiện thiếu ánh sáng, mắt không được nghỉ ngơi hợp lý. Đặc điểm của cận thị mắc phải là mức độ cận nhẹ, bệnh tiến triển chậm, ít tăng độ, độ cận thường ổn định đến tuổi trưởng thành, ít bị biến chứng.
Đồng thời, cận thị cũng có thể được gây ra bởi các nguyên nhân gây hại như stress, mắt làm việc quá mức, do mắc bệnh về mắt nói chung, do môi trường ô nhiễm nặng cùng nhiều nguyên nhân khác nữa.
Biện pháp khắc phục:
Đeo kính gọng là cách thông dụng, rẻ tiền, dễ áp dụng. Tuỳ theo mức độ cận thị, bệnh nhân cần đeo kính thường xuyên hay chỉ cần đeo kính khi nhìn xa. Sử dụng kính áp tròng. Kính áp tròng mềm cũng là giải pháp được nhiều người lựa chọn để điều chỉnh tật cận thị. Ưu điểm của kính áp tròng là tính thẩm mỹ cao. Nhược điểm khi đeo kính áp tròng là có thể bị dị ứng với kính áp tròng nếu mắt mẫn cảm, mắt dễ bị khô. Đối với những người bị cận thị trên 18 tuổi có thể điều trị bằng phương pháp mổ laser. Ưu điểm của phương pháp này là không đau, thời gian phẫu thuật ngắn dưới 10 phút, độ chính xác cao. Phẫu thuật Phakic. Phương pháp này còn có tên gọi khác là đặt kính nội nhãn. Phẫu thuật Phakic thường áp dụng cho những bệnh nhân có độ cận cao nhưng không đủ điều kiện phẫu thuật khúc xạ. Nhược điểm của phương pháp này là có nguy cơ tăng nhãn áp, có khả năng viêm nhiễm, thời gian phục hồi lâu hơn phương pháp phẫu thuật khúc xạ. Phẫu thuật thủy tinh thể. Đây là phương pháp cuối cùng trong điều trị tật khúc xạ, phương pháp này được chỉ định khi bệnh nhân có độ cận quá cao và không thể phẫu thuật bằng các phương pháp khác.Bên cạnh đó, đối với người có tật khúc xạ thì cần ăn uống với chế độ đầy đủ dinh dưỡng, nên ăn nhiều rau xanh (rau có màu lục đậm, củ màu đỏ cam...), trái cây tươi, cá...