trong FeS, Fe ở mức oxi hoá +2, S ở mức oxi hoá -2.
Khi bị H2SO4 oxi hoá, Fe chuyển lên mức +3 (là Fe2(SO4)3) còn S chuyển lên mức + 4 (là SO2).
Fe(+2) -----> Fe(+3) + e
S(-2) -----> S(+4) + 6e
Cộng hai dòng trên lại, ta được:
FeS -----> Fe(+3) + S(+4) + 7e (1)
Mặt khác, S trong H2SO4 ở mức oxi hoá +6, bị khử xuống còn +4 nên:
S(+6) + 2e -----> S(+4) (2)
Nhân (1) với 2, còn nhân (2) với 7 rồi điền vào phương trình phản ứng .
2 FeS + 10 H2SO4 -----> Fe2(SO4)3 + 9 SO2 + 10 H2O
Thứ tự điền:
- Điền 2 vào FeS.
- Điền 9 vào SO2 (vì tổng S(+4) = 2 + 7 = 9).
- Điền 10 vào H2SO4 (vì 7 phân tử dùng để oxi hoá, 3 phân tử tạo môi trường).
- Điền nốt 10 vào H2O (hidro chỉ từ axit mà ra).
- Đếm oxi 2 bên 40 = 12 + 18 + 10
2FeS + 10H2SO4 -> Fe2(SO4)3 + 10H2O + 9SO2