Thả một viên bi có khối lượng mb = 160g và khối lượng riêng Db = 2 g/cm3 vào một 2
bình hình trụ đựng nước có diện tích đáy S = 80 cm . Thả tiếp vào bình một cái cốc có khối lượng mc = 100g, lúc này, độ cao của nước đo được là h =19cm. Tính độ cao H của nước nếu lấy hòn bi bỏ vào cốc. Cho khối lượng riêng của nước là Dn = 1 g/cm3; giả thiết là cốc luôn nổi.
MỌI NGƯỜI GIÚP MINH CẢM ƠN MN !
Thả vào một bình hình trụ đựng nước với khối lượng riêng D0 =1000kg/m3 một khối hình trụ đặc có diện tích đáy S = 10 cm2 , độ cao h = 10cm làm bằng vật liệu có khối lượng riêng D = 900kg/m3 . Khi cân bằng trục đối xứng của khối hình trụ hướng thẳng đứng. a. Tìm chiều dài phần khối hình trụ ngập trong nước. b. Đổ thêm dầu có khối lượng riêng D1 =800kg/m3 vào bình. Tìm lượng dầu tối thiểu cần đổ vào để toàn bộ khối hình trụ bị ngập trong dầu và nước?
đặt nghiêng 1 thanh đồng chất, tiết diện đều, chiều dài L=10cm, khối lượng m=90g vào trong một cốc hình trụ,R=4cm, có thành và đáy nhẵn. Đổ 1 chất lỏng vào cốc đến độ cao h=4cm, biết khối lượng riêng D2 của chất lỏng bằng 0,75 khối lượng riêng của thanh. a) Xác định lực đầu trên của thanh tác dụng lên thành cốc.
Một khối gỗ hình hộp chữ nhật tiết diện \(S=40cm^2\) cao \(h=10cm\), khối lượng \(m=160g\), không ngấm nước. Khối lượng riêng của nước là \(D_0=1000\)kg/\(m^3\).
a, Thả thẳng đứng khối gỗ vào nước. Tìm chiều cao của phần gỗ nổi trên mặt nước.
b, Một bạn học sinh muốn khoét đổ đầy chỉ có
một lỗ hình trụ có tiết diện \(\Delta S\) ở giữa dọc theo khối gỗ, rồi khối lượng riêng \(D_2\) = 11300kg/m để khi thả vào nước thi khối gỗ và chỉ vừa chim hoàn toàn trong nước. Tìm tiết diện tối thiểu của lỗ hình trụ (bề mặt khối chỉ không cao hơn bề mặt khối gỗ).
Thả một vật làm bằng kim loại vào bình đo thể tích có vạch chia độ thì nước trong bình từ mức 130 cm3 dâng lên đến mức 175 cm3 . Nếu treo vật vào một lực kế trong điều kiện vẫn nhúng hoàn toàn trong nước thì lực kế chỉ F = 4,2 N . Cho trọng lượng riêng của nước d = 10000N/m3
a- Tính lực đẩy Ac si mét tác dụng lên vật.
b- Tính khối lượng riêng của chất làm nên vật
Người ta thả 1 thanh gỗ có trọng lượng riêng là 6500N/m3 vào 1 bể nước có trọng lượng riêng là 10000N/m3. Chiều dài thanh gỗ là 1m. Tiết diện phần đáy là 30cm2a, Tính phần chiều cao gỗ nổi trên mặt nước, chiều cao gỗ chìm dưới nướcb, Tính Công thực hiện để nhấn chìm khối gỗ ngập hoàn toàn trong nước
thả nhẹ nhàng 1 vật rắn đồng chất hình trụ có thể tích V=600m^3 vào 1 bình đựng đầy nước thì thấy nó nổi cân bằng với 1/4 thể tích của vật chìm trong nước
a,tính lực đầy acsimet tác dụng lên vật và trọng lượng của vật b,tính trọng lượng riêng của vật biết trọng lượng nước là 1000N/m^2
Thả thẳng đứng 1 thanh gỗ hình trụ tròn,đường kính đáy là 10cm vào trong 1 bình hình trụ tròn chứa nước thì thấy phần chìm của thanh gỗ trong nước là h1=20cm.Biết đường kính đáy của bình là 20cm,khối lượng riêng của gỗ và nước lần lượt là Dg=0,8g/cm3 và Dn=1g/cm3.
a:Tính chiều cao của thanh gỗ
b:Tính chiều cao của cột nước trong bình khi chưa thả thanh gỗ.Biết đầu dưới của thanh gỗ cách đáy bình 1 đoạn h2=5cm.
c:Nếu nhấn chìm hoàn toàn thanh gỗ vào trong nước thì cột nước trong bình sẽ dâng lên thêm bao nhiêu cm?