Nguyên nhân dẫn đến bệnh thận
Các bệnh như tiểu đường, tăng huyết áp... gây tổn hại các cầu thận dẫn đến sự bài tiết bất thường của các tế bào máu và albumin, kết quả là việc giảm hình thành nước tiểu.
Các bệnh như nhiễm khuẩn hoặc dị ứng và một số loại thuốc như thuốc giảm đau làm hỏng các ống dẫn nước tiểu (ống lượn gần và ống lượn xa) của cầu thận.
Một nguyên nhân khác của suy thận là sỏi, gây trở ngại và gây áp lực cho hệ thống bài tiết và thận.
Sỏi thận cũng có thể gây nhiễm khuẩn thận tái phát, là một yếu tố dẫn đến nguy cơ suy thận; Nam giới cao tuổi có nguy cơ bị phì đại tuyến tiền liệt gây tắc nghẽn đường ra của nước tiểu...
Vai trò của thận trong cơ thể
Một quả thận được tạo thành từ hàng triệu đơn vị được gọi là lọc cầu thận, thông qua đó, máu trong cơ thể sẽ được thanh lọc các chất thải được đào thải ra ngoài qua đường tiểu và bổ sung các thành phần quan trọng như các tế bào máu và albumin glucose và amino axit được tái hấp thu vào cơ thể.
Trong thực tế, nó đảm nhiệm vị trí “thùng rác” của cơ thể. Thận cũng thực hiện một số chức năng tổng hợp như sản xuất ra erythropoietin (EPO) - một hormon điều khiển sự tạo hồng cầu.
Ngoài ra, nó còn tổng hợp vitamin D, tạo ra calcitriol (một trong những chất chuyển hóa có hoạt tính của vitamin D3), điều tiết lượng nước trong cơ thể và kiểm soát huyết áp với sự giúp đỡ của các hormon.
Thận giúp giải quyết rất nhiều vấn đề nan giải - nó là một cơ quan vô cùng quan trọng với cơ thể...