Vì:
Khi vua Quang Trung mất thì Quang Toản lên ngôi vua , nhưng không đủ năng lực và uy tín điều hành công việc quốc gia. Nội bộ triều đình nảy sinh mâu thuẫn , chia bè phái , giành nhau ngôi vị nên đã suy yếu nhanh chóng và dần trở lên loạn lạc
Sau cái chết của ông, nhà Tây Sơn suy yếu nhanh chóng. Người kế vị ông là Quang Toản vẫn còn quá nhỏ (9 tuổi) nên không đủ khả năng để lãnh đạo Đại Việt, triều đình lâm vào mâu thuẫn nội bộ và thất bại trong việc tiếp tục chống lại Nguyễn Ánh.
⇒Đất nước trở nên suy yếu và loạn lạc.
Vì : Sau khi được anh trai là Nguyễn Nhạc trao lại binh quyền, vua Quang Trung đang định chuẩn bị đem quân vào Nam đánh Gia Định thì đột ngột qua đời (1792). Con là Nguyễn Quang Toản còn nhỏ tuổi lên nối ngôi, tức là vua Cảnh Thịnh. Không có người lãnh đạo đủ năng lực, nhà Tây Sơn nhanh chóng suy yếu. Nội bộ xảy ra tranh chấp, quyền hành rơi vào tay ngoại thích Bùi Đắc Tuyên.
=> Biến loạn đã làm chính quyền Tây Sơn suy sụp.
Đất nước ko thể thái bình mà ko có vua huống hồ trong tình cảnh giặc lâm le xâm lược. Quang Trung là 1 vị vua, và cũng là 1 vị thủ lĩnh tài ba trong cuộc kháng chiến chống giặc nên vai trò của ông lại càng to lớn hơn. Đất nước lại còn yếu , con ông còn nhỏ ko đủ sức chăm lo việc triều chính
=> Quang trung mất đất nước loạn lạc
Cuộc đời ông được biết đến qua các bộ sử của Nhà Hậu Lê và Nhà Nguyễn, các sử gia cận đại, hiện đại và cả trong văn học dân gian. Khi Quang Trung mất, nhân dân nhiều nơi đã xây lăng, lập đền thờ, dựng tượng đài và bảo tàng để tưởng nhớ công lao của ông. Dù sau này Nhà Nguyễn (đối thủ của Nhà Tây Sơn) tìm nhiều cách xóa bỏ uy tín của Quang Trung (phá bỏ đền thờ, cấm người dân thờ cúng, truy lùng các bề tôi, con cháu của Quang Trung...) và gọi ông là "giặc" trong các tài liệu triều đình, nhưng ký ức về các chiến công của ông vẫn được những người mến mộ ông truyền tụng suốt 150 năm.