1.Mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau giữa thực vật trong hiện tượng tự tỉa là
A. Cạnh tranh B. Hội sinh
C. Hỗ trợ D. Cộng sinh
2.Vi khuẩn sống trong nốt sần rễ cây họ đậu
A. Cạnh tranh B. Cộng sinh
C. Hội sinh D. Kí sinh
3. Vi khuẩn , nấm được xếp vào nhóm nhân tố sinh thái
A. Hữu sinh B. Vô sinh
C. Cả A, B đều đúng D. Nhân tố khác
4. Tỉ lệ phần trăm số địa điểm bắt gặp 1 loài trong tổng số địa điểm quan sát gọi là
A. Độ đa dạng B. Độ nhiều
C. Độ thường gặp D. Cả A và B đúng
5. Loài chỉ có ở 1 quần xã hoặc nhiều hơn hẳn các loài khác trong quần xã được gọi là
A. Loài ưu thế B. Loài đặc trưng
C. Cả B, D đều đúng D. Loài đặc hữu
6. Trong các thành phần nhóm tuổi, nhóm tuổi gồm các cá thể có vai trò chủ yếu làm tăng khối lượng và kích thước của quần thể là:
A. Nhóm trước sinh sản B. Nhóm sinh sản
C. Nhóm sau sinh sản D. Nhóm trước sinh sản và sinh sản
Câu 7. Một nhóm cá thể cùng loài, cùng sống trong một khu vực nhất định” là:
A. Quần thể sinh vật. B. Quần xã sinh vật.
C. Hệ sinh thái. D.Chuỗi thức ăn.
Câu 8. Dấu hiệu nào không phải của quần thể?
A.Mật độ. B. Cấu trúc tuổi.
C. Độ đa dạng. D.Tỉ lệ đực và cái.
Câu 9. Mối quan hệ đảm bảo tính gắn bó trong quần xã là:………………
A.Hợp tác. B. Cộng sinh.
C. Dinh dưỡng. D.Hội sinh.
Câu 10. Sinh vật sản xuất là:………………..
A.Tảo và nấm. B.Tảo và cây.
C. Động vật ăn cỏ. D. Vi khuẩn.
Câu 11. Nhóm tuổi nào làm tăng khối lượng và kích thước của quần thể?
A. Nhóm tuổi trước sinh sản. B. Nhóm tuổi sinh sản. C. Nhóm tuổi sau sinh sản.
Câu 12. Theo em một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định là.
A.Quần thể sinh vật. B.Quần xã sinh vật.
C.Hệ sinh thái. D. Lưới thức ăn.
Câu 13: Quần thể người có đặc trưng nào sau đây khác so với quần thể sinh vật?
A. Tỉ lệ giới tính
B. Thành phần nhóm tuổi
C. Mật độ
D. Đặc trưng kinh tế xã hội.
Câu 14: Những đặc điểm đều có ở quần thể người và các quần thể sinh vật khác là:
A. Giới tính, sinh sản, hôn nhân, văn hóa
B. Giới tính, lứa tuổi, mật độ, sinh và tử
C. Văn hóa, giáo dục, mật độ, sinh và tử
D. Hôn nhân, giới tính, mật độ
Câu 15: Quần thể người có những nhóm tuổi nào sau đây?
A. Nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi sinh sản và lao động, nhóm tuổi hết khả năng lao động nặng nhọc
B. Nhóm tuổi sinh sản và lao động, nhóm tuổi sau lao động, nhóm tuổi không còn khả năng sinh sản
C. Nhóm tuổi lao động, nhóm tuổi sinh sản, nhóm tuổi hết khả năng lao động nặng nhọc
D. Nhóm tuổi trước lao động, nhóm tuổi lao động, nhóm tuổi sau lao động
Câu 16: Tăng dân số nhanh có thể dẫn đến tình trạng nào sau đây
A. Thiếu nơi ở, ô nhiễm môi trường, nhưng làm cho kinh tế phát triển mạnh ảnh hưởng tốt đến người lao động
B. Lực lượng lao động tăng, làm dư thừa sức lao động dẫn đến năng suất lao động giảm
C. Lực lượng lao động tăng, khai thác triệt để nguồn tài nguyên làm năng suất lao động cũng tăng.
D. Thiếu nơi ở, nguồn thức ăn, nước uống, ô nhiễm môi trường, tàn phá rừng và các tài nguyên khác.
Câu 17: Tháp dân số thể hiện:
A. Đặc trưng dân số của mỗi nước
B. Thành phần dân số của mỗi nước
C. Nhóm tuổi dân số của mỗi nước
D. Tỉ lệ nam/nữ của mỗi nước
Câu 18: Ở quần thể người, quy định nhóm tuổi trước sinh sản là:
A. Từ 15 đến dưới 20 tuổi
B. Từ sơ sinh đến dưới 15 tuổi
C. Từ sơ sinh đến dưới 25 tuổi
D. Từ sơ sinh đến dưới 20 tuổi