Các bạn đã đi chợ phiên bao giờ chưa? Tôi đã được đi một lần khi còn nhỏ nhưng cho đến bây giờ hình ảnh của phiên chợ ấy vẫn còn đọng mãi trong tôi với những dòng ký ức ngọt ngào về miền quê thơ ấu thanh bình và yên ả.
Đó là một nhày mùa thu dịu dàng. Bầu trời rất xanh và trong với những dải mây hồng đang lững thững dạo chơi. Đàn chim nhạn là đám mây trắng mỏng lướt qua mọi vật. Bà tôi đã dậy lừ lúc nào. Khi tôi rửa mặt thì bà đang cặm cụi nhóm bếp lửa đun nước. Sáng nay, tôi sẽ cùng bà đi chợ phiên. Tôi vô cùng háo hức.
Bà cháu tôi bắt đầu đi khi sương vẫn còn đọng trên những vòm lá. Bà tôi đội chiếc thúng tre trên đầu, bên trong là mấy bó rau vườn nhà. Từ nhà ra chợ đi một lát là đến. Bà tôi ngồi bán rau ngay đầu chợ còn tôi vào trong xem. Khu chợ này nhỏ thôi, nhưng có rất nhiều gian hàng. Mái chợ được lợp bằng những tấm cọ. Dãy hàng đầu tiên chỉ có bốn gian. Gian thứ nhất bán bánh mì. Những chiếc bánh mì dài, nóng hổi. Vài em bé vừa chỉ tay vào gian bánh vừa vùng vằng đòi mẹ mua. Gian thứ hai bán bánh rán, loại bánh rán mật chỉ bé bằng ba ngón tay chập lại nhưng bọn trẻ chúng tôi mê vô cùng. Cho đến bây giờ, tôi vẫn còn cảm thấy vị ngọt ngào của mật đường, vị dẻo thơm của bột nếp và vị thơm bùi của đỗ xanh. Và có một loại bánh không thể không nói đến: bánh hú tai mèo. Miếng bánh dẻo thơm làm từ bột gạo, một thứ bánh quen thuộc mà sao lần nào ăn tôi cũng thấy nó ngon lạ kỳ. Hai đầu bánh nhọn như tai mèo nên có tên gọi là bánh hú tai mèo. Và gian thứ tư: gian này không bán bánh mà bán cốm. Cái hương lúa dịu dàng hoà quyện trong hương lá sen thơm mát ấy đã níu bước chân tôi lại bên gánh cốm. Bác hàng cốm tuy đang bận gói cốm cho khách nhưng vẫn ngẩng lên tươi cười với tôi:
- Mua cốm đi cháu! Cốm thơm ngon đấy!
Thấy tôi cứ đứng tần ngần không nói, bác bán cốm cười:
- Không có tiền chứ gì? Cứ lấy đi, bác với bà mày là hàng xóm với nhau cả, có gì đâu!
Rồi bác dúi vào tay tôi một gói cốm nho nhỏ. Tôi cảm ơn bác bán cốm tốt bụng và đi tiếp. Cốm ngon quá! Vui thì ăn càng ngon. Tôi nhúp vài hạt một lên ăn, cái miếng cốm ấy bây giờ tôi vẫn nhớ. Vừa đi tôi vừa nghĩ: Hay thật! Đúng như bà mình nói "hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau.
Chợ bây giờ đã đông hơn. Người người ra vào tấp nập. Những tiếng mời mua, mặc cả, những tiếng cười đùa, hỏi thăm vang lên ồn ã. Tôi bước sang dãy bán thịt, cá. Đây là dãy đông nhất. mọi người kín lại, chẳng còn lối đi. Tôi lách qua một cách khó nhọc, lại bị chen kín nên chỉ nhìn thấy những chú cá béo tròn, nào rô, nào trắm đang lượn đi lượn lại trong chậu, vài chú cố sức trườn ra ngoài rơi "bẹp" xuống đất, giãy đành đạch trước khi được đưa trở lại chậu; những tảng thịt lợn, thịt bò hồng tươi, săn chắc, nhìn rất ngon lành, những chú gà, mụ vịt đang cãi nhau "quác, quác", "cạc, cạc" ầm ĩ. Rồi những tiếng tranh mua miếng thịt ngon, tiếng mặc cả. Tất cả tạo nên một bản hoà tấu sống động.
Dãy thứ tư bán hoa quả và rau. Những trái dưa vàng, dưa hấu tròn như những chú heo con. Những trái thanh long đỏ hồng và tròn căng. Những trái cam tròn trịa, mập mạp, nhìn đã ứa nước miếng. Lại thêm cô bán hàng xởi lởi nên chàng ai mặc cả làm gì. Rồi còn có bao nhiêu rau: rau cải, rau muống, xà lách, mùi, húng đủ loại. Những mớ rau tươi, non, xanh mơn mởn vẫn còn long lanh sương đêm. Những ngọn rau phất phơ trước cơn gió buổi sớm như mời gọi. Chợt tôi nghe tiếng gọi:
- Trang ơi!
Ồ! Bà tôi đã vào đây tự lúc nào, mấy mớ rau đã hết. Giờ dây, trong thúng là thịt, trứng, bánh và đậụ phụ. Bà tôi nói:
- Bà thấy cháu từ ngoài kia, gọi mãi mà cháu không nghe thấy. Cháu đi nhanh thế!
Tôi được bà khen đi nhanh, cười tít cả mắt mà không để ý trán bà lấm tấm mồ hôi.
Mặt trời đã lên cao, chợ đã vãn. Dòng người đổ ra đường, chảy mãi trong không gian bao la. Tôi với bà cũng hoà vào dòng chảy ấy. Ra cổng, tôi lại thấy thêm một thứ mà lúc nãy vào tôi không để ý. Dưới gốc cây đa, một bà già tóc bạc phơ, miệng móm mém nhai trầu đang ngồi bên một tấm bạt bày vài gói kẹo lạc, kẹo bi, những cái bánh vừng, kẹo hồ lô..., những thứ bánh kẹo rẻ tiền nhưng là cả một mơ ước với chúng tôi thuở ấy. Bây giờ thì chẳng còn những cụ già tóc bạc ngồi bên gánh hàng đơn sơ như vậy nữa.
Tôi đã xa quê lâu rồi và cũng chẳng còn có dịp trở lại phiên chợ năm xưa nữa. Cho dù tôi về quê thì quê hương cũng đã đổi thay. Sẽ chẳng có một chuyến tàu nào đưa tôi về được với miền quê và phiên chợ ấu thơ. Nhưng mãi mãi hình ảnh về phiên chợ ấy sẽ là ký ức đẹp trong tôi. Dàn đồng ca của bầy chim trên cao đang hót sao mà tha thiết quá!
Buổi chợ ở quê em rất đep.
Hằng ngày mẹ ra mua thịt, bố ra mua rượu, anh mua ra thẻ game, em ra mua siêu nhân gao.
Em rất quý buổi chợ của quê hương vì nó cho mẹ em thịt, cho bố em rượu, cho anh em thẻ game và đặc biệt là cho em siêu nhân gao.
Em đã quen với cuộc sống ở thành phố xô bồ, nhộn nhịp. Dẫu vậy, em vẫn luôn nhớ về quê hương với những kí ức thật đẹp. Hình ảnh phiên chợ Quế vẫn còn đọng mãi trong lòng em với những dòng kí ức ngọt ngào về miền quê thơ ấu thanh bình và yên ả.
Buổi sáng trời trong xanh, dịu dàng. Những đám mây hồng đang lững thững dạo chơi. Đàn chim nhạn là đám mây trắng mỏng lướt qua vạn vật. Em thức dậy thật sớm, háo hức chuẩn bị theo bà đi chợ. Hôm nay là chợ phiên. Bà bảo rằng chợ phiên sẽ đông hơn thường ngày. Hai bà cháu bắt đầu đi khi sương còn đọng trên cành cây, ngọn cỏ. Quãng đường từ nhà đến chợ rất gần.
Chợ quê em nằm ở gần trung tâm của xã. Chợ họp trên một bãi đất trống, rộng, bao quanh là cánh đồng lúa bao la rộng lớn. Vừa vào đến đầu chợ, em ngạc nhiên khi thấy sự đông đúc, tập nập đến choáng ngợp. Người mua bán ra vào, chen lấn chất cả lối đi. Tiếng cười nói xôn xao. Tất cả tạo nên một bức tranh rực rỡ màu sắc.
Khu chợ quê em có rất nhiều gian hàng. Mái chợ được lợp bằng lớp ngói đỏ đã phủ màu rêu phong. Người đi chợ đông đúc, nhộn nhịp dần lên.
Dãy hàng đầu tiên chỉ có hai gian. Một bên là hàng bánh mì với những chiếc bánh vàng giòn, nóng hổi và thơm lừng. Bánh mì có đủ mọi hình dáng, trông rất bắt mắt. Có đứa nhỏ đang vùng vằng đòi mẹ mua bằng được chiếc bánh hình bông sen. Kế bên cô bán hàng nhanh nhảu, vui vẻ chiên từng chiếc bánh rán. Đó là loại bánh rán mật chỉ bé bằng ba ngón tay chập lại nhưng em đã mê nó vô cùng. Cho đến tận bây giờ, em vẫn còn cảm thấy vị ngọt của mật, vị dẻo thơm của bột nếp và cả vị bùi bùi không thể lẫn vào đâu được của bột đậu xanh. Mùi thơm lan tỏa khắp cả khu chợ.
Rẽ sang bên phải là hàng bán hoa quả, chủ yếu vẫn là “cây nhà lá vườn”. Những quả dưa hấu tòn như những chú heo con. Quả bưởi to, tròn màu nắng ấm, còn nguyên cuống lá xanh. Những rổ cam ngọt lành, quả hồng xiêm màu nâu xám. Còn nữa là những quả thị vàng rộm, treo lúc lỉu, mọng nước. Em thích nhất là được ngắm những quả na đang mở mắt mà hương thơm của nó thật hấp dẫn… Kế bên là hàng hoa. Chao ôi! Thật đẹp! Bao nhiêu loài hoa đua nhau khoe sắc. Lay ơn trắng, lay ơn đỏ nở rộ như những chiếc loa kèn. Hoa đồng tiền tươi thắm, như vầng mặt trời là hoa hướng dương vàng rực. Hoa lưu lý tím biếc. Hoa cúc Đà Lạt đủ màu rực rỡ khoe sắc. Nhưng ấn tượng nhất vẫn là hoa sen. Những búp sen chưa nở, còn ngại ngùng nên chúm chím những cành mơn man. Hương sen không gắt như hương nhài những nó cũng không nhạt nhòa, nó nồng nàn say mê mà vẫn vô cùng dịu dàng, thanh thoát. Xinh xắn nhất có lẽ là hoa hồng. Những nụ hoa chưa nở hết mình vươn lên ánh nắng ban mai. Bà bảo mấy năm nay người nông dân chăm chỉ trồng hoa nên mùa nào hoa cũng khoe sắc, trông rất đẹp.
Mọi người tập trung rất đông ở những gian hàng bán quần áo, giày dép. Em đã bị hút ánh nhìn vào những sạp áo: nào là áo len, áo thun, áo kiểu, áo sơ-mi,…Nào áo của trẻ con, người lớn, nào đủ kiểu, đủ hình…Một vài đứa nhỏ được mẹ dẫn đi chợ đang đòi thử áo. Chúng cười tít mắt khi chọn được chiếc áo ưng ý. Bao nhiêu là áo đẹp. Chỉ tiếc là bà cho em chọn đúng một bộ thôi. Mẹ dẫn em tới quầy bánh kẹo. Màu sắc thật rực rỡ. Đủ loại bánh kẹo với đủ màu sắc. Mùi thơm của các loại bánh, mứt,…đã hấp dẫn, thu hút nhiều người. Những viên kẹo trái cây lại khoác lên mình những chiếc áo hoa thật bắt mắt. Cô bán hàng xởi lởi chào mời rồi bận rộn sắp xếp lại cho gọn.
Chợ càng lúc càng đông hơn. Người người ra vào tấp nập. Những tiếng mời mua, mặc cả, những tiếng cười đùa, hỏi thăm vang lên ồn ã. Âm thanh ồn ào ấy phát ra từ mấy quầy bán thịt và cá. Người người quây kín lại, chẳng còn lối đi. Em lách qua một cách khó nhọc, lại bị che kín nên chỉ nhìn thấy những chú cá béo tròn, nào rô, nào trắm đang lượn đi lượn lại trong chậu, vài chú cố sức trườn ra ngoài, giãy đành đạch trước khi được đưa trở lại chậu. Những tảng thịt lợn, thịt bò hồng tươi, săn chắc, nhìn rất ngon. Rồi những tiếng tranh mua miếng thịt ngon, tiếng mặc cả, tiếng cười nói. Lại thêm cô bán hàng xởi lởi nên chẳng ai mặc cả mà làm gì. Rồi còn biết bao nhiêu rau: rau cải, rau muống, xà lách, húng, mùi… Những mớ rau tươi, non, xanh mơn mởn vẫn còn long lanh sương đêm. Những ngọn rau phất phơ trước gió như mời gọi.
Khu bán gia súc, gia cầm nằm cách xa hơn một chút. Những chú lợn con hồng hào đang kêu éc éc như đang nhớ mẹ. Quanh đó những chú gà, mụ vịt đang cãi nhau “quác, quác”, “cạc cạc” ầm ĩ. Những “bé” gà, “bé” vịt lông ánh vàng trông đáng yêu làm sao. Tất cả những hàng hóa được bày bán ở đây đều mang đậm sắc hương, mùi vị của hương đồng cỏ nội được kết tinh từ hồn quê, hồn đất rồi như cất lên trời cùng thưởng thức. Cũng có những người đi chợ không mua sắm mà họ đi ngắm hoặc đi chơi.
Phiên chợ để lại trong em những ấn tượng thật đặc biệt. Nó gợ nhớ về một miền quê nghèo những rất đỗi bình yên. Mong sao em lại có dịp trở về, được trải nghiệm thêm những điều lý thú từ phiên chợ ấy.
Tờ mờ sáng, vài ánh dương hồng le lói đang cố giương mình lên sâu vào lớp sương đêm dày đặc. Vài bước chân người đi trên con đường đất làm phá tan bầu không khí tĩnh mịch bí ẩn của buổi đêm. Xa xa, vài bà hàng nước ngồi đun cái bếp lửa than để kịp nấu nước chè sớm
Mấy bà hàng cá đã ra ngồi bến từ nửa đêm để chờ mẻ cá mới cho được giá. Trên phía mép đường, những hàng thịt với bao nhiêu nào thịt heo, thịt bò, thịt gà… đã được dọn từ rất sớm để mấy bà đi chợ sớm về kịp bữa cơm sáng. Trời sáng dần, hương nếp từ chõ đồ sôi bay thoang thoảng từ đầu ngõ chợ như lôi kéo mấy bà buôn hàng cá, hàng thịt ra từ buổi sớm chưa có gì lót dạ. Chợ bắt đầu đông và náo nhiệt, từ các xóm dưới nào rau, nào củ, nào quả… các thứ hàng nằm trong mẹt, thúng được các bà buôn chuyện đi vào chợ.
Cả khu chợ rộn lên, bắt đầu cuộc đấu tranh khẩu khí quyết liệt của người mua lẫn kẻ bán, có khi bớt một thêm hai đồng bạc. Có mấy bà rộng tay vừa giá là lấy ngay không phải kì kèo, cũng có những người xem hàng chậc lưỡi rồi bỏ đi, để mặc sau lưng lời xầm xì chẳng rõ là mắng thầm hay nói nhảm của mấy bà buôn. Lũ trẻ nhỏ đi học sớm, được vài đồng bạc dắt nhau ùa vào chợ lựa mua các thứ quà bánh, cũng có đứa chỉ đưa mắt nhìn thèm thuồng và bàn tán vài câu rồi bỏ đi.