Hình ảnh bao trùm suốt bài thơ là hình tượng con cò trong những câu ca dao xưa. Nói đến con cò là nói đến nhiều ý nghĩa khác nhau, thể hiện người nông dân, người phụ nữ vất vả, nhọc nhằn nhưng giàu đức tính tốt đẹp và niềm vui của người mẹ với con. Bài thơ được viết theo thể thơ tự do câu dài, câu ngắn không đều. Câu có lúc biến đổi nhưng có lúc lại điệp lại, có lúc lặp lại cấu trúc. Chính điều này đã làm cho nhịp điệu bài thơ gần với lời hát ru, đến với người đọc một cách dễ dàng hơn.
Đối với mỗi người mẹ, họ đều có những mong ước riêng cho con mình. Và ở trong bài thơ này, người mẹ chỉ đơn thuần mong con mình có được một cuộc sống bình yên, êm ả.
"Cò một mình cò phải kiếm lấy ăn
Con có mẹ con chơi rồi lại ngủ ".
Tác giả đã mượn hình ảnh con cò để thể hiện mong ước về một cuộc sống thanh bình, một cuộc sống quen thuộc rất gần gũi với mỗi đứa trẻ. Đồng thời cũng muốn nói lên dù mẹ có phải nhọc nhằn, vất vả lặn lội để kiếm ăn thì mẹ vẫn luôn mong con có một cuộc sông tốt đẹp nhất. Tất cả chúng ta có thể thấy được sự mong mỏi của người mẹ với đứa con của mình, còn đứa con thì sao?
" Ngủ yên! Ngủ yên! Cò ơi, chớ sợ!
Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng."
Nó luôn được an toàn, nó luôn được nhận từ người mẹ sự che chở ngọt ngào, tất cả những gì tốt đẹp nhất.
"Trong lời ru cứa mẹ thấm hơi xuân
Con chưa biết con cò, con vạc
Con chưa biết những cành mềm mẹ hát
Sữa mẹ nhiều con ngủ chẳng phân vân. "
Đúng vậy, qua đây chúng ta có thể thấy lời ru đến với con hoàn toàn vô thức, nhưng lại có giá trị rất lớn với nó. Đó là khởi đầu cho con đi vào một thế giới tâm hồn. Nhưng con vẫn cảm nhận được tình yêu của mẹ qua âm hưởng ngọt ngào của lời ru, con vẫn đón nhận được tình yêu, sự vỗ về của mẹ - điều mà không một đứa trẻ nào có thể thiếu.
Mỗi đứa trẻ đều cần tình yêu thương của người mẹ, không chỉ khi bé thơ mà tình cảm đó còn theo chúng suốt cuộc đời cho đến khi trưởng thành. Khi con lớn, con tới trường, mẹ lại luôn dõi theo từng bước con đi:
" Mai khôn lớn con theo cò đi học
Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân"
Hình ảnh con cò lại xuất hiện, cò luôn gắn bó với tuổi thơ cua con, nó cũng chính là biểu tượng của người mẹ thân thương, là tình yêu của mẹ dành cho con. Có thể thấy rằng dù cho con có trưởng thành thì người mẹ vẫn luôn gần gũi với con, lúc này người mẹ đã trở thành người đồng hành với con trên bước đường đời trước mắt con. Ở đây hình ảnh con cò đã thể hiện tình mẫu tử, một tình cảm thiêng liêng mà người mẹ dành cho đứa con yêu quí. Và đến một ngày khi đứa con trở thành một người lớn, không còn là một dứa trẻ như trước kia thì:
"Con làm thi sĩ!
Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ"
Hình ảnh tình yêu thương của người mẹ vẫn theo con trên bước đường sự nghiệp, luôn giúp đỡ con. Lúc này người mẹ không chỉ đơn thuần là người đồng hành với con nữa mà là một người bạn tri ân, tri kỷ. Một lẫn nữa hình ảnh cò trắng được sử dụng ở đây để nói lên tình yêu thương gắn bó của người mẹ dành cho con, và quan trọng hơn là hình ảnh canh cò trong câu ca dao vẫn tiếp tục sống trong tâm thức của con.
Tình cảm gắn bó giữa hai mẹ con như một triết lý sáu sắc trong cuộc đời. Nó khẳng định tấm lòng của người mẹ với con là không hề thay đổi. Dù ở gần con hay phải xa cách đôi nơi, dù con có ở đâu chăng nữa thì mẹ vẫn dõi theo con, mẹ vẫn yêu con.
"Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con"
Câu thơ nói lên tình cảm mẹ dành cho con là một tình cảm sâu sắc rộng lớn không thể thay đổi ở những câu thơ cuối.
"Một con cò thôi
Con cò mẹ hát
Cũng là cuộc đời
Vỗ cánh qua nôi."
Con cò mẹ hát cùng chính là cuộc đời, nâng cánh tương lai cho con qua những câu hát của mẹ. Lần cuối cùng tác giả sử dụng hình ảnh con cò để nói lên một sự suy ngẫm sâu sắc, một triết lý gần gũi với đời sống của con người.
Bài thơ "Con cò" của Chế Lan Viên đã ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với đời sống mỗi con người.
Từ lời ca dao đến trong trang viết của các thi sĩ trung đại, hiện đại, tình mẫu tử đã trở thành nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn. Và đến Chế Lan Viên - một trong những tên tuổi hàng đầu của thế kỉ XX, một lần nữa, ông đã làm mới cho đề tài này bởi những vần thơ ngọt ngào qua bài “Con cò”.
Hình ảnh bao trùm suốt bài thơ là hình tượng con cò trong những câu ca dao xưa. Nói đến con cò là nói đến nhiều ý nghĩa khác nhau, thể hiện người nông dân, người phụ nữ vất vả, nhọc nhằn nhưng giàu đức tính tốt đẹp và niềm vui của người mẹ với con. Bài thơ được viết theo thể thơ tự do câu dài, câu ngắn không đều. Câu có lúc biến đổi nhưng có lúc lại điệp lại, có lúc lặp lại cấu trúc. Chính điều này đã làm cho nhịp điệu bài thơ gần với lời hát ru, đến với người đọc một cách dễ dàng hơn.
Đối với mỗi người mẹ, họ đều có những mong ước riêng cho con mình. Và ở trong bài thơ này, người mẹ chỉ đơn thuần mong con mình có được một cuộc sống bình yên, êm ả.
"Cò một mình cò phải kiếm lấy ăn
Con có mẹ con chơi rồi lại ngủ ".
Tác giả đã mượn hình ảnh con cò để thể hiện mong ước về một cuộc sống thanh bình, một cuộc sống quen thuộc rất gần gũi với mỗi đứa trẻ. Đồng thời cũng muốn nói lên dù mẹ có phải nhọc nhằn, vất vả lặn lội để kiếm ăn thì mẹ vẫn luôn mong con có một cuộc sông tốt đẹp nhất. Tất cả chúng ta có thể thấy được sự mong mỏi của người mẹ với đứa con của mình, còn đứa con thì sao ?
" Ngủ yên! Ngủ yên! Cò ơi, chớ sợ!
Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng."
Nó luôn được an toàn, nó luôn được nhận từ người mẹ sự che chở ngọt ngào, tất cả những gì tốt đẹp nhất.
"Trong lời ru cứa mẹ thấm hơi xuân
Con chưa biết con cò, con vạc
Con chưa biết những cành mềm mẹ hát
Sữa mẹ nhiều con ngủ chẳng phân vân. "
Đúng vậy, qua đây chúng ta có thể thấy lời ru đến với con hoàn toàn vô thức, nhưng lại có giá trị rất lớn với nó. Đó là khởi đầu cho con đi vào một thế giới tâm hồn. Nhưng con vẫn cảm nhận được tình yêu của mẹ qua âm hưởng ngọt ngào của lời ru, con vẫn đón nhận được tình yêu, sự vỗ về của mẹ - điều mà không một đứa trẻ nào có thể thiếu.
Mỗi đứa trẻ đều cần tình yêu thương của người mẹ, không chỉ khi bé thơ mà tình cảm đó còn theo chúng suốt cuộc đời cho đến khi trưởng thành. Khi con lớn, con tới trường, mẹ lại luôn dõi theo từng bước con đi:
" Mai khôn lớn con theo cò đi học
Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân"
Hình ảnh con cò lại xuất hiện, cò luôn gắn bó với tuổi thơ cua con, nó cũng chính là biểu tượng của người mẹ thân thương, là tình yêu của mẹ dành cho con. Có thể thấy rằng dù cho con có trưởng thành thì người mẹ vẫn luôn gần gũi với con, lúc này người mẹ đã trở thành người đồng hành với con trên bước đường đời trước mắt con. Ở đây hình ảnh con cò đã thể hiện tình mẫu tử, một tình cảm thiêng liêng mà người mẹ dành cho đứa con yêu quí. Và đến một ngày khi đứa con trở thành một người lớn, không còn là một dứa trẻ như trước kia thì:
"Con làm thi sĩ!
Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ"
Hình ảnh tình yêu thương của người mẹ vẫn theo con trên bước đường sự nghiệp, luôn giúp đỡ con. Lúc này người mẹ không chỉ đơn thuần là người đồng hành với con nữa mà là một người bạn tri ân, tri kỷ. Một lẫn nữa hình ảnh cò trắng được sử dụng ở đây để nói lên tình yêu thương gắn bó của người mẹ dành cho con, và quan trọng hơn là hình ảnh canh cò trong câu ca dao vẫn tiếp tục sống trong tâm thức của con.
Tình cảm gắn bó giữa hai mẹ con như một triết lý sáu sắc trong cuộc đời. Nó khẳng định tấm lòng của người mẹ với con là không hề thay đổi. Dù ở gần con hay phải xa cách đôi nơi, dù con có ở đâu chăng nữa thì mẹ vẫn dõi theo con, mẹ vẫn yêu con.
"Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con"
Câu thơ nói lên tình cảm mẹ dành cho con là một tình cảm sâu sắc rộng lớn không thể thay đổi ở những câu thơ cuối.
"Một con cò thôi
Con cò mẹ hát
Cũng là cuộc đời
Vỗ cánh qua nôi."
Con cò mẹ hát cùng chính là cuộc đời, nâng cánh tương lai cho con qua những câu hát của mẹ. Lần cuối cùng tác giả sử dụng hình ảnh con cò để nói lên một sự suy ngẫm sâu sắc, một triết lý gần gũi với đời sống của con người.
Bài thơ "Con cò" của Chế Lan Viên đã ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với đời sống mỗi con người.
#Sachgiai.com