Bài viết số 7 - Văn lớp 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Ngọc Quang

suy nghĩ của em về nhận định " lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"

Bình Trần Thị
9 tháng 2 2017 lúc 22:19

Từ xa xưa, ông cha ta dã khuyên:

Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

Lời nói là một phương tiện mà ai ai cũng có thể sử dụng trong giao tiếp, từ một đứa bé lên năm tới một người cao tuổi, từ một người giàu có danh giá đến những người nghèo khổ, cơ cực. Trong cuộc sống, đó là một công cụ tốt nhất để thể hiện mình và để đạt được mục đích mình mong muốn. Xã hội loài người là một xã hội có tổ chức, có văn hoá, mỗi người đều phải "lựa lời", phải chọn lời hay, ý đẹp để giao tiếp và ứng xử. Khi ta sử dựng những lời hay, ý đẹp, lại lựa lời, chọn những lời nói khéo léo, tế nhị thì người nghe vừa lòng, dễ dàng tiếp thu ý kiến của ta, ta thể hiện được mình là một con người văn minh, lịch sự làm cho người khác phải cảm phục và kính trọng. Nếu ai ai cũng "lựa lời” mà nói thì quan hệ giữa người với người trong xã hội sẽ trở nên thật tốt đẹp. Vì vậy, câu ca dao là một lời khuyên tốt, rất đúng đắn và có ý nghĩa hết sức tích cực. Thực hiện tốt lời khuyên này, ta sẽ luôn thành công trong cuộc đời, trong sự nghiệp. Tuy rằng "Lời nói chẳng mất tiền mua” nhưng thực ra nó là vô giá. Không có gì có thể rút lại được lời ta vừa nói, nên “trước khi nói phải uốn lưỡi bảy lần”, phải đắn đo chọn lựa lời mình định nói.

Một lời nói có thể làm hại người khác nhưng cũng có thể làm cho người khác sung sướng. Lời nói không phải bỏ tiền ra mua, vì ai ai cũng có thể có được, nhưng phải nói thế nào để lời nói trở nên đắt giá mới là việc khó, bắt buộc ta phải bỏ nhiều công sức suy nghĩ, trau chuốt.

Trong xã hội không phải ai cũng hiểu và làm theo được câu ca dao này. Có những người vì nghĩ rằng lời nói quá “rẻ”, dễ sử dụng mà đã coi thường việc “lựa lời” trước khi nói. Trong giao tiếp, họ dùng những lời lẽ thô tục, thiếu thiện chí mà không biết rằng tác hại của nó sẽ rất lớn.

Họ tự đánh mất đi nếp sống văn minh, coi thường đạo đức xã hội. Lời nói đối với họ là một cái gì đó rất tầm thường, rẻ mạt. Có người lại bộp chộp, không suy nghĩ trước khi nói, quên mất những câu căn dặn của ông cha:

Một lời nói quan tiền thúng thóc
Một lời nói dùi đục cẳng tay.

Lại có những người ăn nói không đúng chỗ, nói năng với người trên như nói với bạn bè mình. Những người như thế sẽ không bao giờ có thể đạt dược mục đích của mình, vì người nghe sẽ khó tiếp thu, để lại những ấn tượng không đẹp cho người nghe.

Lời nói không đắt nhưng chính thành quả của lời nói tạo ra mới là đắt giá. Mặc dù không tốn kém, không mất tiền mua nhưng nếu biết sử dụng lời nói hợp lí, bất cứ điều gì cũng có thể diễn ra như mong muốn.

Tuy nhiên, “lựa lời mà nói” không có nghĩa là ... xuề xòa, bỏ hết những lời phê phán, góp ý của mình khi thấy người khác sai trái. Ông cha ta đã dạy “Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng”. Cho đù có làm “mất lòng bạn” bằng những lời góp ý thì đến một lúc nào đó, bạn sẽ hiểu và yêu quí ta bởi những lời góp ý đó chỉ để cho bạn tốt hơn lên.

Trong quan hệ bạn bè, ruột thịt, cũng không vì “lựa lời mà nói” mà tỏ thái độ nhún nhường, sợ sệt, “chín bỏ làm mười”, dẫn đến nói những lời không đúng sự thật.

Đọc và hiểu câu ca dao này, ta phải có được thái độ chân thành, thẳng thắn. Lời nói đẹp là sợi dây vô hình giúp cho con người xích lại gần nhau. Người nào càng biết “lựa lời mà nói” thì người ấy sẽ càng có nhiều bạn tốt.

Cũng khuyên người ta trong việc ăn nói, ứng xử, ca dao có câu:

Thổi quyển phải biết chuyển hơi
Khuyên người nói phải lựa lời khôn ngoan.

Đọc lại những bài ca dao về ứng xử trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam, ta thấy dù ca dao thể hiện bằng nhiều hình thức nhưng đều có chung một nội dung là phải biết “lựa lời mà nói”. Lời nói “rẻ” mà không hề rẻ một chút nào.

Câu ca dao là một lời khuyên bổ ích, giúp con người hoàn thiện và giúp xã hội văn minh hơn nên mỗi chúng ta đều phải luôn ghi nhớ và thực hiện tốt lời khuyên này. Làm như vậy là ta đã tự học tập, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, tự tôn trọng mình và tôn trọng người khác.

_silverlining
10 tháng 2 2017 lúc 10:54

Trong cuộc sống, chúng ta thường dùng lời nói để trao đổi thông tin, để diễn đạt ý tưởng hoặc để bày tỏ, biểu lộ tâm tư tình cảm của mình… nói chung, nhờ lời nói mà con người có thể hiểu nhau và dễ đến gần nhau hơn. Nói thì dễ nhưng nói như thế nào để không mất lòng người nghe, nói như thế nào để “lọt” đến xương, nói làm sao để “mật ngọt chết ruồi” thì không dễ chút nào, nhất là những lúc ta đang “nổi khùng” thì ta càng dễ nói tầm bậy. Vì thế cha ông ta có khuyên: “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”, vì lời nói bay đi thì không thể lấy lại được, nên ta hãy cẩn thận trước khi nói.
Tâm lý chung của con người là thích nghe ngọt. Những lời nói tốt đẹp không làm chúng ta tốn kém tiền bạc hay hao tổn sức lực, nhưng nó đem lại nhiều ích lợi và làm cho người nghe được an ủi, khích lệ và làm cho tình thân giữa ta với người khác được thêm thắm thiết đậm đà. Dĩ nhiên, chúng ta không nên vì “lựa lời” mà nói với nhau những lời giả dối. Trái lại, chúng ta cần nói thật với nhau bằng tấm lòng yêu thương.
đúng thế, cái lưỡi là một bộ phận quan trọng để phát ra tiếng nói. Tiếng nói là một phương tiện hữu hiệu để chuyển đạt cho người khác biết những tư tưởng, những ý nghĩ, những ước muốn thầm kín; nhờ đó bắc lấy một nhịp cầu cảm thông. Lưỡi đóng một vai trò quan trọng như vậy, song cái lưỡi cộng với lời nói lại chính là nguyên cớ làm cho chúng ta dễ vấp phạm hơn cả, bởi vì chúng ta có thể vấp phạm ở bất kỳ đâu, trong bất cứ lúc nào và với bất kỳ ai.
Tục ngữ cũng đã có câu:
“không nọc nào độc cho bằng cái lưỡi”. Hay:
“lưỡi không xương nhiều đường lắt léo”.
Một lời nói thiếu suy nghĩ được sánh ví như đổ thêm dầu vào lửa, làm bừng lên sự tức giận, thiêu huỷ hết tình ruột thịt cũng như tình nghĩa anh em. Hơn nữa, trong cộng đoàn tu trì gồm những con người từ “khắp tứ phương thiên hạ”, mỗi người mỗi tính nết, mỗi người một kiểu sống khác nhau, nên không thể tránh được hết những va chạm, những bực bội, những buồn phiền… nhiều khi chính chúng ta lại là những người gây ra những đau khổ, buồn phiền cho người khác chỉ bằng những lời nói thiếu cân nhắc trước sau.
Cụ thể ngay trong cuộc sống hàng ngày, nhiều khi có thể vô tình thôi, chúng ta chọc ghẹo anh chị em mình bằng những lời nói nghe hơi… “rát tai”, nghe mà “đau nhói cả tim”. Nhiều khi chúng ta chỉ muốn nói cho sướng cái miệng của mình, nhưng lại không để ý đến nỗi đau của người anh chị em mình khi phải nghe những lời chọc ghẹo đó.
Do vậy, trong cộng đoàn tiếng cười là cần thiết, nó đem lại niềm vui cho cộng đoàn là điều cần làm và nên làm. Nhưng chúng ta cũng cần phải ý tứ hơn nữa trong những lời chọc vui để những lời chọc vui đó không những đem lại niềm vui cho mình mà còn làm cho người bị chọc cũng được vui cười thoải mái. Dựa vào lời nói, người khác có thể biết được phần nào tâm hồn của chúng ta. được yêu mến và kính trọng hay bị khinh bỉ và ghét bỏ, một phần lớn là do cái lưỡi và lời nói của chúng ta. Như thế, cái lưỡi đã đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành uy tín và thế giá của mỗi người, như một câu danh ngôn đã dạy: “lưỡi người khôn ngoan tạo nên danh dự, còn mồm kẻ ngu dại gây đổ vỡ tan hoang”. Bởi đó, ta cần phải biết đắn đo cân nhắc trong cách ăn nói của mình để tránh đi những hiểu lầm, đau khổ cho người khác. Phải sử dụng lời nói như một phương tiện, giúp chúng ta cảm thông và xích lại gần nhau hơn “vui lòng khách đến vừa lòng khách đi” là vậy. ý thức được tầm quan trọng của ngôn từ, chúng ta hãy chú ý những ngôn từ chúng ta dùng trong ngày. Phải có trách nhiệm khi sử dụng ngôn từ, bởi vì qua những lời chúng ta nói, chúng ta có thể đem lại niềm vui phục sinh nhưng cũng có thể đem lại đau khổ thập giá cho những anh em trong cộng đoàn và chúng ta cũng nên lắp đặt một… “cái thắng” vào miệng, để những lúc ngứa mồm, muốn phát ngôn bừa bãi, thì biết “stop” lại đúng nơi và đúng lúc. để kết thúc, xin mượn câu nói của cha ông ta nói về ngôn từ: Hãy uốn lưỡi bảy lần trước khi nói. Hoặc lựa lời mà nói khó thay ! Tiếng chì, tiếng bấc thường hay “chàng ràng” khi ai mở miệng nói ngang thì ta chắc chẳng ngại “phang”…. “mỹ từ” một tia lửa nhỏ sơ sơ khu rừng lớn mấy mặc dù, cháy tiêu giữa ngàn thế sự đảo điên có ai áp dụng lời khuyên bao giờ lời nói không mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
!

Vy Lan
24 tháng 5 2017 lúc 16:01

Từ xa xưa, ông cha ta đã khuyên:

Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

Lời nói là một phương tiện mà ai ai cũng có thể sử dụng trong giao tiếp, từ một đứa bé lên năm tới một người cao tuổi, từ một người giàu có danh giá đến những người nghèo khổ, cơ cực. Trong cuộc sống, đó là một công cụ tốt nhất để thể hiện mình và để đạt được mục đích mình mong muốn. Xã hội loài người là một xã hội có tổ chức, có văn hoá, mỗi người đều phải "lựa lời", phải chọn lời hay, ý đẹp để giao tiếp và ứng xử. Khi ta sử dựng những lời hay, ý đẹp, lại lựa lời, chọn những lời nói khéo léo, tế nhị thì người nghe vừa lòng, dễ dàng tiếp thu ý kiến của ta, ta thể hiện được mình là một con người văn minh, lịch sự làm cho người khác phải cảm phục và kính trọng. Nếu ai ai cũng "lựa lời” mà nói thì quan hệ giữa người với người trong xã hội sẽ trở nên thật tốt đẹp. Vì vậy, câu ca dao là một lời khuyên tốt, rất đúng đắn và có ý nghĩa hết sức tích cực. Thực hiện tốt lời khuyên này, ta sẽ luôn thành công trong cuộc đời, trong sự nghiệp. Tuy rằng "Lời nói chẳng mất tiền mua” nhưng thực ra nó là vô giá. Không có gì có thể rút lại được lời ta vừa nói, nên “trước khi nói phải uốn lưỡi bảy lần”, phải đắn đo chọn lựa lời mình định nói.

Một lời nói có thể làm hại người khác nhưng cũng có thể làm cho người khác sung sướng. Lời nói không phải bỏ tiền ra mua, vì ai ai cũng có thể có được, nhưng phải nói thế nào để lời nói trở nên đắt giá mới là việc khó, bắt buộc ta phải bỏ nhiều công sức suy nghĩ, trau chuốt.

Trong xã hội không phải ai cũng hiểu và làm theo được câu ca dao này. Có những người vì nghĩ rằng lời nói quá “rẻ”, dễ sử dụng mà đã coi thường việc “lựa lời” trước khi nói. Trong giao tiếp, họ dùng những lời lẽ thô tục, thiếu thiện chí mà không biết rằng tác hại của nó sẽ rất lớn.

Họ tự đánh mất đi nếp sống văn minh, coi thường đạo đức xã hội. Lời nói đối với họ là một cái gì đó rất tầm thường, rẻ mạt. Có người lại bộp chộp, không suy nghĩ trước khi nói, quên mất những câu căn dặn của ông cha:

Một lời nói quan tiền thúng thóc
Một lời nói dùi đục cẳng tay.

Lại có những người ăn nói không đúng chỗ, nói năng với người trên như nói với bạn bè mình. Những người như thế sẽ không bao giờ có thể đạt dược mục đích của mình, vì người nghe sẽ khó tiếp thu, để lại những ấn tượng không đẹp cho người nghe.

Lời nói không đắt nhưng chính thành quả của lời nói tạo ra mới là đắt giá. Mặc dù không tốn kém, không mất tiền mua nhưng nếu biết sử dụng lời nói hợp lí, bất cứ điều gì cũng có thể diễn ra như mong muốn.

Tuy nhiên, “lựa lời mà nói” không có nghĩa là ... xuề xòa, bỏ hết những lời phê phán, góp ý của mình khi thấy người khác sai trái. Ông cha ta đã dạy “Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng”. Cho đù có làm “mất lòng bạn” bằng những lời góp ý thì đến một lúc nào đó, bạn sẽ hiểu và yêu quí ta bởi những lời góp ý đó chỉ để cho bạn tốt hơn lên.

Trong quan hệ bạn bè, ruột thịt, cũng không vì “lựa lời mà nói” mà tỏ thái độ nhún nhường, sợ sệt, “chín bỏ làm mười”, dẫn đến nói những lời không đúng sự thật.

Đọc và hiểu câu ca dao này, ta phải có được thái độ chân thành, thẳng thắn. Lời nói đẹp là sợi dây vô hình giúp cho con người xích lại gần nhau. Người nào càng biết “lựa lời mà nói” thì người ấy sẽ càng có nhiều bạn tốt.

Cũng khuyên người ta trong việc ăn nói, ứng xử, ca dao có câu:

Thổi quyển phải biết chuyển hơi
Khuyên người nói phải lựa lời khôn ngoan.

Đọc lại những bài ca dao về ứng xử trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam, ta thấy dù ca dao thể hiện bằng nhiều hình thức nhưng đều có chung một nội dung là phải biết “lựa lời mà nói”. Lời nói “rẻ” mà không hề rẻ một chút nào.

Câu ca dao là một lời khuyên bổ ích, giúp con người hoàn thiện và giúp xã hội văn minh hơn nên mỗi chúng ta đều phải luôn ghi nhớ và thực hiện tốt lời khuyên này. Làm như vậy là ta đã tự học tập, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, tự tôn trọng mình và tôn trọng người khác.


Các câu hỏi tương tự
Anh Doanthilan
Xem chi tiết
NGUYEN THI DIEP
Xem chi tiết
Đang Chopper
Xem chi tiết
Phạm Ngọc
Xem chi tiết
nguyễn thị ngọc anh
Xem chi tiết
Đặng Ngọc Đăng Thy
Xem chi tiết
Đạt Trần Tiến
Xem chi tiết
Phan Khánh Quỳnh
Xem chi tiết
Nguyễn Xuân Lực
Xem chi tiết