Thực vật thay đổi từ tây sang đông và từ bắc xuống nam theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa:
- Ven biển Tây Âu: rừng lá rộng phát triển (sồi, dẻ...).
- Sâu trong lục địa: rừng lá kim phát triển (thông, tùng...).
- Phía đông nam là thảo nguyên.
- Ven địa trung hải là rừng lá cứng.
* Cụ thể ở từng môi trường của châu Âu là:
- Môi trường ôn đới hải dương: có rừng lá rộng phát triển do có khí hậu ôn hoà, nóng ẩm, mưa nhiều.
- Môi trường ôn đới lục địa: có rừng và thảo nguyên chiếm diện tích lớn do càng vào sâu nội địa, mùa đông càng ngắn dần, mùa hạ nóng hơn và lượng mưa giảm dần.
- Môi trường địa trung hải: có rừng thưa phát triển do có khí hậu vào mùa thu - đông không lạnh lắm và thường có mưa rào; mùa hạ nóng, khô.
- Môi trường núi cao: có thực vật thay đổi theo độ cao, từ đồng cỏ núi cao xuống rừng lá kim, và dưới cùng là rừng hỗn giao phát triển. --> Do có nhiều mưa trên các sườn đón gió ở phía tây và càng lên cao nhiệt độ càng giảm.