Từ thế kỉ XVII, tiếng Việt rất phong phú và đa dạng vậy nên một số giáo sĩ phương Tây đã học tiếng Việt và dùng chữ cái La tinh để ghi âm chúng.
-Lúc đó, chữ quốc ngữ đã ra đời, một thứ chữ viết tiện lợi khoa học dễ phổ biến
cô giáo lịch sử dạy mik là: vì các giáo sĩ phương tây sang nc ta để truyền đạo nên họ sử dụng bảng chữ cái la-tinh để dễ truyền đạo hơn.
Mik chỉ bt thế, có j sai mong các bn giúp đỡ
Sự ra đời của chữ Quốc Ngữ:
Đến thế kỉ XVII, A-lếc-xăng đơ Rốt là một giáo sĩ phương Tây đã có nhiều đóng góp quan trọng. Ông dùng chữ cái Latinh để ghi âm Tiếng Việt và sử dụng trong việc truyền đạo. Đây là chữ viết tiện lợi, khoa học dễ phổ biến, lúc đầu dùng trong việc truyền đạo, sau lan rộng ra trong nhân dân và trở thành chữ Quốc Ngữ của nhân dân ta.
Cho đến thế kỉ XVIII, tiếng Việt đã phong phú và trong sáng. Một số giáo sĩ phương Tây học tiếng Việt để truyền đạo Thiên Chúa. Họ dùng chữ cái La-tinh ghi âm tiếng Việt. Dùng chữ cái La-tinh ghi âm tiếng Việt là công trình của nhiều giáo sĩ phương Tây hợp tác với người Việt Nam, trải ra một quá trình lâu dài. Giáo sĩ A- lêch-xăng-đơ Rốt (Alexandre de Rhôdes) là người có đóng góp quan trọng trong việc này. Năm 1651, ông cho xuất bản quyển Từ điển Việt - Bồ - La-tinh. Chữ Quốc ngữ đã ra đời như vậy. Một thời gian dài, chữ Quốc ngữ chỉ lưu hành trong giới truyền đạo. Đây là thứ chữ viết tiện lợi, khoa học, dễ phổ biến.
Sau khi chiếm được Quy Nhơn (tháng 6 - 1801), Nguyễn Ánh đánh thẳng ra Phú Xuân. Nguyễn Quang Toàn phải chạy ra Bắc Hà. Khoảng giữa năm 1802, Nguyên Ánh huy động nhiều cánh quân thuỷ - bộ đồng thời tiến ra Bắc. Quân của Nguyễn Ánh lần lượt đánh chiếm vùng đất từ Quảng Trị đến Nam Định rồi tiến thẳng về Thăng Long. Nguyễn Quang Toản vượt sông Nhị chạy lên mạn Bắc Giang thì bị bắt, chấm dứt triều Tây Sơn.
Năm 1802, Nguyễn Anh đặt niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô, lập ra triều Nguyễn ; năm 1806, lên ngôi Hoàng đế. Nhà nước quân chủ tập quyền được củng cố. Vua Nguyễn trực tiếp điều hành mọi việc hệ trọng trong nước, từ trung ương đến địa phương.
Năm 1815, nhà Nguyễn ban hành bộ Hoàng triều luật lệ (còn gọi là luật Gia Long - niên hiệu của Nguyễn Ánh).
Các năm 1831 -1832, nhà Nguyễn chia nước làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Thừa Thiên). Đứng đầu mỗi tỉnh lớn là chức tổng đốc, còn các tỉnh vừa và nhỏ là chức tuần phủ.
Quân đội nhà Nguyễn gồm nhiều binh chủng. Ở kinh đô và các trấn, tỉnh đều xây thành trì vững chắc. Một hệ thống trạm ngựa được thiết lập từ Nam Quan đến Cà Mau để kịp thời chuyển tin tức giữa triều đình với cá. địa phương.
Về quan hệ ngoại giao, các vua Nguyễn thần phục nhà Thanh. Nhiều chính sách của nhà Thanh được vua Nguyễn lấy làm mẫu mực trị nước. Đối với các nước phương Tây, nhà Nguyễn khước từ mọi tiếp xúc. Điều này càng thúc đẩy nước Pháp chuẩn bị việc xâm lược nước ta.