1. Văn học :
Văn học dân gian phát triển phong phú, nhiều thể lọai, phản ảnh cuộc sống tâm tư, nguyện vọng , đặc biệt văn học Nôm phát triển đến đỉnh cao:
+ Truyện Kiều của Nguyễn Du - phản ảnh bất công và tội ác của xã hội phong kiến .
+Tác phẩm Chinh Phụ Ngâm của bà Đòan thị Điểm : bênh vực phụ nữ, đề cao nhân phẩm và vẻ đẹp của người phụ nữ.
+ Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều .
+ Thơ của Bà Huyện Thanh Quan : ca ngợi phong cảnh thiên nhiên, thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà .
+Thơ Hồ Xuân Hương châm biếm , đả kích sâu cay, chĩa mũi nhọn vào thói hư tật xấu của xã hội đương thời , bênh vực quyền sống của người phụ nữ,
+ Thơ của Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu, truyện Nôm khuyết danh .
2. Nghệ thuật :
-Văn nghệ dân gian phát triển phong phú :
* Sân khấu, tuồng, chèo, hát quan họ, trống quân.
* Tranh dân gian: tranh Đông Hồ thể hiện tinh thần thượng võ , cuộc sống lao động giản dị , ấm no, truyền thống hào hùng .
-Kiến trúc : chùa Tây Phương , chùa Hương Tích , cung điện ,lăng tẩm các vua triều Nguyễn ở Huế , Khuê văn Các ở Văn Miếu – Hà Nội.
-Nghệ thuật tạc tượng, đúc đồng như 18 tượng vị tổ ở chùa Tây Phương , 9 đỉnh đồng lớn ở Huế . Năm 1993 UNESCO công nhận cố đô Huế là di sản văn hóa thế giới .
Hình như là từ thế kỷ 18 (XVIII) chứ ko phải là thế kỷ 17 (XVII) nha bạn!
Sự phát triển của nền văn hoá dân tộc | Nước Đại Việt từ thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX |
Văn học |
- Nền văn học dân gian như ca dao, tục ngữ, văn học chữ nôm,.. rất phát triển. - Văn học chữ Nôm phát triển đến trình độ cao, có nội dung phản ánh sâu sắc cuộc sống xã hội đương thời và thể hiện tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của nhân dân. |
Nghệ thuật |
- Nghệ thuật sân khấu, tuồng, chèo, hát bộ, hát xoan... rất phát triển. - Nghệ thuật tranh dân gian cũng rất phát triển, mang đậm đà bản sắc dân tộc và truyền thống yêu nước của nhân dân ta. - Có các công trình kiến trúc nổi tiếng như chùa Tây Phương,... - Nghệ thuật tạc tượng, đúc đồng rất tài hoa. |
- Ở thời kỳ này, văn học chữ Nôm phát triển hơn văn học chữ Hán là vì chữ Nôm là do nhân dân ta sáng tạo ra bằng cách ghép 2 chữ Hán lại với nhau, thể hiện tiếng nói riêng của dân tộc ta.
- Ở thời kỳ này, văn học chữ Nôm phát triển hơn văn học chữ Hán là vì chữ Nôm là do nhân dân ta sáng tạo ra bằng cách ghép 2 chữ Hán lại với nhau, thể hiện tiếng nói riêng của dân tộc và không còn lệ thuộc vào phương Bắc nữa. Ngoài ra, văn học chữ Nôm có thể diễn tả sâu sắc tình cảm, nguyện vọng của nhân dân ta.