Trong truyện thứ nhất, bà đỡ Trần đỡ đẻ cho hổ nên được hổ biếu cục bạc, lại còn đưa ra tận cửa rừng. Trong truyện thứ hai, bác tiều gỡ xương cho hổ, hổ không những biếu bác nai mà khi bác mất còn về viếng, mỗi ngày giỗ còn đem thú rừng đến biếu gia đình bác.
Bà đỡ Trần nửa đêm bị hổ cõng đi, tưởng bị hổ ăn thịt, té ra là hổ nhờ bà giúp hổ cái sinh con. Hổ biếu bà cục bạc, tiễn bà ra tận cửa rừng. Bác tiều phu sau khi gỡ xương cho hổ, chỉ nói chơi rằng: “hễ được miếng gì lạ thì nhớ nhau nhé”, không ngờ hổ mang nai đến thật, lại còn đến viếng và nhớ đến bác mỗi khi đến ngày giỗ. Đó là những chi tiết hay, thú vị, có tính chất gợi mở cho câu chuyện
Con hổ thứ nhất chỉ trả ơn bà đỡ Trần có một lần, con hổ thứ hai mang ơn nghĩa và trả nghĩa suốt đời, ngay cả khi bác tiều đã mất.
Truyện Con hổ có nghĩa đề cao cách sống nghĩa tình trong cuộc sống của con người. Làm người phải biết giúp đỡ nhau khi hoạn nạn, ngược lại, khi được người khác giúp đỡ phải biết ghi nhớ ơn nghĩa, tìm cách báo đáp ơn nghĩa ấy.
- Con hổ trong truyện Bà đỡ Trần : Con hổ chỉ đền 1 lần .
- Con hổ trong truyện bác Tiều : Con hổ đền ơn mãi mãi ( cả khi bác đã mất )
Tick đúng cho mk
Và rõ ràng , so vời truyện 1,cái nghĩa của con hổ 2 được nâng cấp hơn.Nếu ở con hổ trước đền ơn một lần là xong thì con hổ sau đền ơn mãi mãi .Câu chuyện thứ hai bộc lộ chủ đề , tư tưởng của tác phẩm nữa chứ