Khi các nước Đông Âu bắt tay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, mối quan hệ giữa Liên Xô và các nước này đòi hỏi phải có sự hợp tác cao hơn và đa dạng hơn như hợp tác nhiều bên, hoặc phân công và chuyên môn hóa trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp...
Cơ sở của sự hợp tác này là Liên Xô và các nước Đông Âu đều cùng chung một mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội, đều đặt dưới sự lãnh đạo của các đảng cộng sản và cùng chung hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin.
Ngày 8 - 1 - 1949, Hội đồng tương trợ kinh tế (thường gọi tắt là SEV) đã được thành lập với sự tham gia cua các nước : Liên Xô, An-ba-ni, Ba Lan, Bun-ga-ri, Hung-ga-ri, Ru-ma-ni, Tiệp Khác. Sau này thêm các nuớc : Cộng hòa Dân chủ Đức (1950), Mông Cổ (1962), Cu-ba (1972) và Việt Nam (1978). Hội đồng tương trợ kinh tế ra đời nhằm đẩy mạnh sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước xã hội chủ nghĩa và đánh dấu sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa.
Trong thời gian từ năm 1951 đến 1973, Hội đồng tương trợ kinh tế đã thu được những thành tích to lớn.
Tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp của các nước thành viên bình quân hàng năm đạt 10%, thu nhập quốc dân năm 1973 tăng 5,7 lần so với năm 1950. Trong hoạt động của Hội đồng tương trợ kinh tế, Liên Xô giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Liên Xô đã cho các nước thành viên vay 13 tỉ rúp với lãi suất thấp và viện trợ không hoàn lại 20 tỉ rúp.
Trước tình hình thế giới ngày càng căng thẳng do chính sách hiếu chiến, xâm lược của đế quốc Mĩ, nhất là sự ra đời khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (4 - 1949) (viết tắt theo tiếng Anh là NATO) của các nước phương Tây, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu đã thoả thuận cùng nhau thành lập Tổ chức Hiệp uớc Vác-sa-va (5 - 1955). Đây là một liên minh mang tính chất phòng thủ về quân sự và chính trị của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, nhằm bảo vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của các nước này, góp phần to lớn trong việc duy trì nền hoà bình, an ninh của châu Âu và thế giới.
Khi các nước Đông Âu bắt tay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, mối quan hệ giữa Liên Xô và các nước này đòi hỏi phải có sự hợp tác cao hơn và đa dạng hơn như hợp tác nhiều bên, hoặc phân công và chuyên môn hóa trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp...
Cơ sở của sự hợp tác này là Liên Xô và các nước Đông Âu đều cùng chung một mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội, đều đặt dưới sự lãnh đạo của các đảng cộng sản và cùng chung hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin.
Ngày 8 - 1 - 1949, Hội đồng tương trợ kinh tế (thường gọi tắt là SEV) đã được thành lập với sự tham gia cua các nước : Liên Xô, An-ba-ni, Ba Lan, Bun-ga-ri, Hung-ga-ri, Ru-ma-ni, Tiệp Khác. Sau này thêm các nuớc : Cộng hòa Dân chủ Đức (1950), Mông Cổ (1962), Cu-ba (1972) và Việt Nam (1978). Hội đồng tương trợ kinh tế ra đời nhằm đẩy mạnh sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước xã hội chủ nghĩa và đánh dấu sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa.
Trong thời gian từ năm 1951 đến 1973, Hội đồng tương trợ kinh tế đã thu được những thành tích to lớn.
Tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp của các nước thành viên bình quân hàng năm đạt 10%, thu nhập quốc dân năm 1973 tăng 5,7 lần so với năm 1950. Trong hoạt động của Hội đồng tương trợ kinh tế, Liên Xô giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Liên Xô đã cho các nước thành viên vay 13 tỉ rúp với lãi suất thấp và viện trợ không hoàn lại 20 tỉ rúp.
Trước tình hình thế giới ngày càng căng thẳng do chính sách hiếu chiến, xâm lược của đế quốc Mĩ, nhất là sự ra đời khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (4 - 1949) (viết tắt theo tiếng Anh là NATO) của các nước phương Tây, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu đã thoả thuận cùng nhau thành lập Tổ chức Hiệp uớc Vác-sa-va (5 - 1955). Đây là một liên minh mang tính chất phòng thủ về quân sự và chính trị của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, nhằm bảo vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của các nước này, góp phần to lớn trong việc duy trì nền hoà bình, an ninh của châu Âu và thế giới.
Chúc bạn học tốt!