Ta biết được vậy do hình ảnh thuyền và bến gắn liền với nhau, thân thuộc, ở đây khẳng định tình cảm nam nữ bền chặt, thủy chung, 1 lòng 1 dạ với nhau
Ta biết được vậy do hình ảnh thuyền và bến gắn liền với nhau, thân thuộc, ở đây khẳng định tình cảm nam nữ bền chặt, thủy chung, 1 lòng 1 dạ với nhau
Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đối trong các đoạn thơ dưới đây
Một mình nương ngọn đèn khuya,
Áo dầm giọt lệ tóc se mái sầu:
" Phận dầu dầu vậy cũng dầu
Xót lòng đeo đẳng bấy lâu một lời!
Công trình kể biết mấy mươi,
Vì ta khăng khút cho người dở dang."
Anh/ chị hãy phân tích bài thơ “Tràng giang” để thấy được nỗi cô đơn trước vũ trụ, nỗi sầu nhân thế, niềm khao khát hòa nhập với cuộc đời và tình cảm với quê hương, đất nước của nhà thơ Huy Cận.
Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song,
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.
Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng;
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật.
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa,
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
(Tràng giang – Huy Cận, Ngữ văn 11, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam 2010, tr 29)
Phần 1. Đọc - Hiểu (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Cô ơi !
Cô không phải người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt thóc, nhưng cô dạy con biết quý bát cơm chan chứa mồ hôi. Cô không phải người công nhân kĩ sư kiến thiết mọi nơi, nhưng cô xây cho đời một tương lai phía trước.
Cha mẹ là người cho con cuộc sống, bạn bè là những chỗ dựa niềm tin, thử thách rồi những thất bại đã cho con trưởng thành hơn thì chính cô là người dạy con vượt qua khó khăn vấp ngã trên đường đời.
Chính cô là người nâng niu, uốn nắn cho con từng lời ăn tiếng nói, từng cử chỉ dáng đi. Con lớn dần trong vòng tay yêu thương của cô mà không hay rằng ba năm học đã sắp kết thúc. Con sắp phải xa cô thật rồi sao? Con chỉ muốn mãi là cô trò nhỏ được cắp sách vở đến trường, ngày ngày được nghe cô giảng bài.
Nhưng con phải đi để còn nhường chỗ cho thế hệ các em học sinh mới. Đây cũng là lúc con vận dụng những bài học về cuộc đời của cô ở ngôi trường khác, to lớn hơn trường mình.
(Trích Thư gửi cô giáo ngày tri ân, http://giaoducthoidai.vn,3-6-2014)
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. (0,5 điểm)
Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt trong văn bản.( 0,5 điểm)
Câu 3: Chỉ ra biện pháp tu từ và nêu tác dụng trong câu : “Con lớn dần trong vòng tay yêu thương của cô mà không hay rằng ba năm học đã sắp kết thúc”. (1,0 điểm)
Câu 4: Thông điệp mà anh/chị tâm đắc nhất qua văn bản là gì? Vì sao chọn thông điệp đó? (1,0 điểm )
Phần 2: Làm văn (7.0 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Viết bài văn bày tỏ suy nghĩ về lòng biết ơn được gợi ra từ phần đọc - hiểu.
Câu 2: (5 điểm) Nêu cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ :
Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm
……………………………….
Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi.
Trích: Vội vàng – Xuân Diệu – SGK Ngữ văn 11, tập II NXB Giáo dục
=== hết ===
Câu 2 (5,0 điểm)
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Gió theo lối gió mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
( Trích “Đây thôn Vĩ Dạ” - Hàn Mặc Tử)
Phân tích hai khổ thơ trên? Từ đó nêu ngắn gọn hiệu quả nghệ thuật của các câu hỏi tu từ và đại từ “ai” được sử dụng trong hai khổ thơ?
Chỉ ra cách lập luận tác giả sử dụng trong phần 2 và nêu giải pháp của tác giả để thực hiện luân lí xã hội trong bài Về luân lí xã hội ở nước ta
Tôi thấy bài học em có điệu xoan
Tiếng hát quê nhà ngọt ngào trong giọng nói
Đêm trăng thanh , lá cọ xòe vẫy gọi
Anh cả, chị Hai…ai đón đợi bên cầu
Ai mê mải chèo thuyền, ai thổi sáo đêm thâu
Câu hát đẩy đưa, gợi thương gợi thương gợi nhớ
Hát làm gì cho lòng thêm trăn trở
Ngôi sao sáng trên trời “kìa con nhện chăng tơ”?
Bài thơ thể hiện tình cảm, cảm xúc gì của tác giả ?
Theo anh/ chị , mỗi người cân phải làm gì để góp phần gìn giữ những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc
Câu1: Phân tich hiệu quả nghệ thuật của từ "mướt "trong câu thơ : "Vườn ai mướt quá xanh như ngọc?"
Câu 2: Phân tích hiệu quả nghệ thuật của cách ngắt nhịp trong câu thơ :" Gió theo lối gió,mây đường mây "
Câu 3: Phân tích bức tranh phong cảnh và bức tranh tâm cảnh trong đoạn thơ:
"Sao anh không về chơi thôn Vĩ
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc?
Lá trúc che ngang mặt chữ điền .
Gió theo lối gió,mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu
“Sống đơn giản là sống sâu sắc hơn, quan tâm đến nhau hơn, thân thiết với nhau hơn. Cần phải thiết lập một mối quan hệ thân thiết, gần gũi với con người và cảnh vật trong môi trường sống của chúng ta hơn. Trong cuộc sống, hãy dành một khoảng thời gian và không gian của mình để tìm hiểu, gần gũi, và yêu quí những con người sống xung quanh chúng ta. Hãy tự mình sống một cuộc sống chân thực và tạo dựng xung quanh mình một cuộc sống hoàn toàn chân thực đối với mình. Chỉ có khi nào bạn cảm thấy thực sự nhẹ nhàng , bắt đầu sống an nhàn, có ý nghĩa thì bạn mới có thể phát hiện ra tinh hoa của cuộc sống này.
[…] Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, con người luôn trong trạng thái phải chịu đựng một áp lực quá tải do cuộc sống mang lại. Ngay từ khi đang còn là một đứa trẻ, người ta đã bị cuốn theo một nhịp sống gấp gáp của thời đại. Chính vì vậy, đã nảy sinh những căn bệnh mang tính thời đại như bệnh stress, làm tổn thương đến cuộc sống của biết bao con người. Trong một hoàn cảnh như vậy, việc xây dựng cho mình một cuộc sống đơn giản – một cuộc sống nhàn nhã theo đúng nghĩa: nhàn tâm, làm việc có khoa học, biết dừng lại ở mức đủ, biết mình biết người, có thái độ ứng xử đúng đắn, văn hóa – là việc làm có ích cho mỗi người. Điều này không những phù hợp với xu thế văn minh của thời đại mà cũng rất phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam chúng ta.”
(Theo Ngữ văn 11, tập một, NXB Giáo dục, 2009, tr.16 -17)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Theo tác giả, trong cuộc sống hiện đại ngày nay, bệnh stress đã nảy sinh từ những nguyên nhân nào?
Câu 3. Câu văn “Trong cuộc sống hãy dành một khoảng thời gian và không gian sống của mình để tìm hiểu, gần gũi và yêu quý những con người sống xung quanh chúng ta” gợi cho anh/ chị suy nghĩ gì? Trình bày trong 5 dòng.
Câu 4: Viết một đoạn văn phân tích ý nghĩa lời dặn dò có trong đoạn trích trên (7-9 dòng) (1 điểm)
Con ong làm mật, yêu hoa
Con cá bơi, yêu nước; con chim ca, yêu trời
Con người muốn sống, con ơi
Phải yêu đồng chí, yêu người anh em.
Một ngôi sao chẳng sáng đêm
Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng
Một người – đâu phải nhân gian
Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!
Núi cao bởi có đất bồi
Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
Muôn dòng sông đổ biển sâu
Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?
Tre già yêu lấy măng non
Chắt chiu như mẹ yêu con tháng ngày
Mai sau con lớn hơn thày
Các con ôm cả hai tay đất tròn.
( Trích Tiếng ru – Tố Hữu)
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
(Đây thôn Vĩ Dạ – Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11 tập hai, NXB Giáo dục 2006, trang 39);
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ.
Câu 2. Câu thơ “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” gợi cho anh/chị những cách hiểu nào?
Câu 3. Xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy trong câu thơ “Vườn
ai mướt quá xanh như ngọc”.
Câu 4: Cảm nhận về tình cảm của nhà thơ với mảnh đất và con người thôn Vĩ (viết đoạn văn
khoảng 5-7 câu)