Bài 1: Nếu phải tả quang cảnh lớp học trong giờ viết bài tập làm văn thì em sẽ miêu tả như thế nào?
Trả lời:
- Chọn những hình ảnh tiêu biểu: cô giáo (thầy giáo), không khí lớp, quang cảnh chung của phòng học (bảng đen, bốn bức tường, bàn, ghế ...), các bạn (tư thế, thái độ, công việc chuẩn bị viết bài ...), cảnh viết bài, cảnh ngoài sân trường, ...
- Miêu tả theo thứ tự nào cũng được, sao cho hợp lí, chẳng hạn theo thứ tự: từ ngoài vào trong lớp; từ phía trên bảng, cô giáo xuống lớp; từ không khí chung của lớp học đến bản thân người viết...
Bài 2: Nếu phải tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi thì trong phần thân em sẽ miêu tả theo thứ tự nào?
Trá lòi:
* Tả theo trình tự thời gian:
- Trống hết hai tiết, báo giờ ra chơi đã tới.
- Học sinh từ các lớp ùa ra sânẾ
- Cảnh học sinh chơi đùa.
- Các trò chơi quen thuộc.
- Cảnh giữa sân, các phía, góc sân.
- Trống vào lớp, học sinh về lớp.
* Tả theo trình tự không gian:
- Các trò chơi ở giữa sân, các góc sân.
- Một trò chơi đặc sắc, mới lạ, sôi động.
Tick cho mình với nhé!
Chúc bạn học tốt!
Câu 1: Đọc các đoạn văn (SGK)
Câu 2: Trả lời các câu hỏi
a. Cả 3 đoạn văn trên đểu tả về con người
- Đoạn 1: Hình ảnh dượng Hương Thư.
Như pho tượng đồng đúc.
Các bắp thịt cuồn cuộn.
Hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, mắt nảy lửa, ghì trên ngọn sào như một hiệp sĩ.
--> dượng Hương Thư hiện lên mạnh mẽ, oai phong, hùng dũng. Khắc hoạ nổi bật vẻ hùng dũng, sức mạnh phi thường của con người trong lao động.
- Đoạn 2: Hình ảnh Cai Tứ
Thấp và gầy, độ tuổi 45, 50.
Mặt vuông nhưng hai má hóp lại.
Cặp lông mày lổm chổm trên gò xương, lấp lánh đôi mặt gian hùng.
Mũi gồ sống mương.
Bộ ria mép ... cố giấu giếm, đậy điệm cái mồm toe toét tối om.
Đỏm đang mấy chiếc răng vàng hợm của.
--> Qua đoạn văn ta thấy Cai Tứ là kẻ xương xẩu, xấu xí, tham lam. Khắc hoạ đậm nét, sinh động hình ảnh một con người gian xảo.
- Đoạn 3: Tả về ông Cản Ngữ và Quắm Đen trong 1 keo vật. Hình ảnh hai đô vật trong một keo vật hấp dẫn, sống động như đang diễn ra trước mắt người đọc.
b. Đoạn (2) tập trung khắc họa chân dung nhân vật chủ yếu sử dụng các danh từ, tính từ. Đoạn (1), (3) tả người gắn với công việc, chủ yếu dùng các động từ và tính từ.
c. Đoạn văn (3) gần như một bài miêu tả hoàn chỉnh, có bố cục 3 phần:
- Phần mở đầu (từ đầu đến "nổi lên ầm ầm"): giới thiệu khái quát về quang cảnh của sới vật, hai đô vật.
- Phần thân bài (từ "Ngay nhịp trống đầu" đến "sợi dây ngang bụng vậy"): tả những diễn biến cụ thể của keo vật giữa Quắm Đen và ông Cản Ngũ.
- Phần cuối (từ "Các đô ngồi quanh sới" đến hết): đánh giá, nêu cảm nhận về keo vật.
Đoạn văn trích trong truyện Ông Cản Ngũ của Kim Lân, có thể đặt tên: Một keo vật; Ông Cản Ngũ đánh bại Quắm Đen; ...
II. Luyện tậpCâu 1: Chi tiết tiêu biểu khi miêu tả:
- Miêu tả em bé:
Thân hình mũm mĩm
Da trắng hồng
Mắt đen lóng lánh
Môi đỏ chon chót...
- Miêu tả cụ già:
Da nhăn nheo, có những đốm đồi mồi
Tóc bạc như mây trắng
Mắt lờ đờ, đeo kính khi đọc sách
Miệng móm mém
- Cô giáo đang giảng bài (tả người đang hoạt động):
Cô giáo dạy môn gì?
Giờ học về nội dung gì?
Giọng cô giảng bài ra sao?
Khi giảng, cô biểu lộ sắc thái như thế nào? (nét mặt, cử chỉ, giọng nói,…)
Cô viết bảng, nét chữ, ...
Câu 2:
- Mở bài: giới thiệu về đối tượng miêu tả, định hướng hình thức tả – chân dung hay hoạt động.
- Thân bài: tả chi tiết theo thứ tự – có thể là thứ tự theo sự quan sát hay thứ tự diễn biến trước sau hoặc kết hợp cả hai, chú ý tập trung vào các đặc điểm riêng, làm nổi bật đối tượng được tả.
- Kết bài: nhấn mạnh ấn tượng về người được tả, nêu cảm nhận hoặc đánh giá.
Câu 3: Từ cần điền được in đậm
Trên thềm cao, ông Cản Ngũ ngồi xếp bằng trên chiếu đậu trắng, cạp điều. Ông ngồi một mình một chiếu; người ông đỏ như con tôm luộc, to lớn, lẫm liệt, nhác trông không khác gì ông tượng ở trong đền. Đầu ông buộc một vuông khăn màu xanh lục giữ tóc, mình trần, đóng khố bao khăn vát.
Soạn bài phương pháp tả cảnh
I.
1. Đọc 3 văn bản
2. Trả lời các câu hỏi.
a. Ở đây, tác giả miêu tả dượng Hương Thư gần với hành trình của một cuộc vượt thác dữ.
b. Đây là quang cảnh của dòng sông Năm Căn. Theo thứ tự thoát khỏi kênh, đổ ra sông sau đó xuôi về dòng Năm Căn; tiếp theo là quan sát hai bên bờ.
c. Hình ảnh lũy tre làng. Mở bài: Từ đầu đến “màu của lũy” giới thiệu tổng quát, nhấn mạnh ba vòng lũy. Thân bài: Từ “Lũy ngoài cũng” đến “không rõ’. Miêu tả cụ thể chi tiết từng lũy tre; chú ý phân biệt sự đặc sắt, khu biệt của các lũy tre. Kết bài: Nói về măng, gợi quan hệ mẫu tử trong đời sống con người.
II. Luyện tập 1. Quanh cảnh trong giờ viết tập làm văn.
a. - Những hình ảnh tiêu biểu: + Hoạt động của cô (ghi bảng, phát giấy thi, nhìn đồng hồ, nhắc nhở, đi,ngồi, sự lặng lẽ vừa gần gũi vừa nghiêm khắc). + Hoạt động của trò: (chăm chú, thiếu chú ý, giở giấy loạt soạt, tiếng ngòi bút, những gương mặt…)
b. - Theo thứ tự thời gian: + Bắt đầu đọc (chép, phát) đề. + Làm bài. + Chuông (trống) báo hết giờ. c. - Mở bài: Sau một hồi chuông báo hết giờ ra chơi giữa buổi, không như mọi khi vẫn còn một số bạn nhởn nhơ đi vào, cả lớp đã ngồi yên lặng để chờ cô giáo. Đây là tiết kiểm tra môn văn đầu tiên ở học kì hai lớp 6A của chúng em. - Kêt bài: Phải nấn ná chừng hai mươi phút sau cô mới thu gom được đầy đủ các “tác phẩm” của chúng em. Không khí cả lớp như ong vỡ tổ. Ai cũng tranh nhau nói, mặt ai nấy đều lấm tấm mồ hôi. Đa số ai cũng làm bài tốt bởi gương mặt người bạn nào cũng rạng rỡ.
2. Cảnh sân trường giờ ra chơi.
3. Dàn ý: (1) Buổi nắng sáng (2) Buổi chiều gió mùa đông bắc (3) Ngày mưa rào (4) Buổi nắng nhe (5) Chiều lạnh (6) Chiều nắng tan (7) Mặt trời xế trưa (8) Biến đổi màu theo sắc mây trời. (9) Nguyên nhân biển đẹp. Tác giả chủ yếu quan sát biển ở các thời điểm khác nhau. Tác giả lưu ý màu sắc của mây trời, ánh sáng để cho thây biển đẹp bị chi phối bởi các yếu tố xung quanh.