mik nghĩ boạn nên lên vietjack hoặc lời giải hay để chép
chứ níu mik soạn cho boạn thì mik mất thời gian lém
1. Sử dụng từ Hán Việt để tạo sắc thái biểu cảm
a. Nhằm tạo sắc thái trang trọng, thái độ tôn kính, hoặc tránh cảm giác ghê sợ.
b. Tạo ra không khí cổ xưa, phù hợp với ngữ cảnh.
2. Không nên lạm dụng từ Hán Việt
Câu (2) trong ý (a) và câu (2) trong ý (b) có cách diễn đạt hay hơn so với câu tương tự sử dụng từ Hán Việt. Vì trong lời ăn tiếng nói mang tính sinh hoạt, sử dụng từ Hán Việt gây sự thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng.
I. Sử dụng từ Hán Việt :
1. Sử dụng từ Hán Việt để tạo sắc thái biểu cảm:
a. Dùng từ Hán Việt in đậm mà không dùng các từ ngữ thuần Việt là để tạo sắc thái biểu cảm trang trọng, tránh sự thô thiển.
b. Các từ in đậm tạo sắc thái cổ phù hợp với không khí xã hội xa xưa.
2. Không nên lạm dụng từ Hán Việt:
a. Câu “…, mẹ thưởng cho con một phần thưởng xứng đáng nhé!”. Vì dùng từ thưởng thì nó sẽ tự nhiên, gần gũi và phù hợp hơn.
b. Câu “Ngoài sân, trẻ em đang vui đùa” có cách diễn đạt hay hơn vì nó phù hợp với hoàn cảnh và dễ hiểu hơn.
II. LUYỆN TẬP:
1. Chọn từ ngữ điền vào chỗ trống:
- Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
- Nhà máy dệt kim Vinh mang tên Hoàng Thị Loan – thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- …ngài đại sứ và phu nhân.
- Thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn.
- Con chim sắp chết thì tiếng kêu thương
- Con người sắp chết thì lời nói phải.
- Lúc lâm chung ông cụ còn dặn con cháu phải yêu thương nhau.
- …lời giáo huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- …lời dạy bảo của cha mẹ.
2. Người Việt Nam thích đặt tên người, tên địa lí bằng từ Hán Việt vì nó tạo sắc thái trang trọng cho tên gọi.
3. Tìm những từ Hán Việt góp phần tạo sắc thái cổ xưa: Nam Hải, cố thủ, giảng hòa, cầu thân, thiếu nữ, nhan sắc tuyệt trần.
4. Việc dùng các từ “bảo vệ” và “mĩ lệ” không phù hợp với hoàn cảnh và làm cho lời nói thiếu tự nhiên.
Sửa: bảo vệ = giữ gìn
Mĩ lệ = bóng bẩy, đẹp đẽ.